Giáo án bài Trả bài kiểm tra tổng hợp – Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Trả bài kiểm tra tổng hợp – Giáo án Ngữ văn lớp 9

Tải word giáo án: Trả bài kiểm tra tổng hợp

1. Kiến thức

– Hs nắm đc những ưu điểm nhược điểm trong bài làm.

2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp.

3. Thái độ

– Học tập nghiêm túc, rút kinh nghiệm.

1. Giáo viên

Chấm bài, soạn bài theo yêu cầu của đề

2. Học sinh

Xem lại bài làm, nhận xét.

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số

9A:

9B:

2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị của HS

3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn học trả lời theo đáp án.

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. C

Câu 2. B

Câu 3. A

Câu 4. D

II. Tự luận:

Câu 5: Đoạn văn trích từ văn bản” chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”

a. Tác giả Vũ Khoan

b. Từ in đậm là thành phần phụ tình thái.

C. Giải thích nổi trội: làm nổi bật lên rõ ràng hơn lên

– Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử, con người làm nên lịch sử, con người phát triển đất nước , con người sáng tạo, con người tiếp thu KHKT và con người đưa đất nước hội nhập…

– Con người cần biết khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh đưa đất nước CNH- HĐH và hội nhập với thế giới, vơi nền kinh tế tri thức.

Câu 6:

I. Mở bài: Y Phương nhà thơ góp phần làm phong phú nền thơ hiện đại VN.Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.Bằng giọng điệu trìu mến tha thiết, thể hiện qua lời tâm sự của cha với con, của thế hệ đi trước với thế hệ mai sau.Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

II. Thân bài:

– Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộ lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.

I. Cha nói với con về nguồn sinh dưỡng:

1. Nói về cội nguồn sinh dưỡng của con, điều đầu tiên người cha muốn nói tới là tình cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”.

+ Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

+ Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải – chân trái; một bước – hai bước, tiếng nói – tiếng cười… các hình ảnh thật cụ thể -> Y Phương tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói cường của con đều được cha mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận.

→ Đó là tình cảm ruột thịt, là công lao trời biểu mà con phải khắc cốt ghi xương.

2. Người cha còn nói cho con biết: Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động, trong tình yêu thương của “Người đồng mình” và trong nghĩa tình của quê hương làng xóm.

* Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình.

Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp:

“Người đồng mình thương lắm con ơi!

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát”

+ Đan lờ: Dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi.

+ Nói: “Đan lờ cài hoa” → công việc tạp ra vẻ đẹp của người lao động.

Vách nhà ken câu hát → cuộc sống hoà với niềm vui.

+ Tác động từ “cài, ken” → vừa diễn tả động tác cụ thể khéo léo trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, hoà quện niềm vui.

* Con lớn lên trong sự đùm bọc che chở của con người và rừng núi quê hương:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”

Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.

+ Rừng cho hoa → Hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên mà rừng ban tặng -> Rừng núi đem lại những vẻ đẹp, niềm vui, hạnh phúc.

+ Con đường cho những tấm lòng → còn những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.

→ Ta hiểu, người cha muốn nói cho con biết quê hương mình là một vùng quê giàu truyền thống văn hoá mà cũng thật nghĩa tình.

* Liên hệ: Quê hương là những gì thân thuộc gần gũi, bình dị nhất, đó cũng là cội nguồn sâu xa cho tình yêu Tổ quốc…

* Người cha còn nhắc đến những kỷ niệm ngày cưới của mình với con để mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha mẹ. Đó là điểm xuất phát mọi tình yêu thương trong con:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

→ Nói với con những điều đó, người cha muốn dạy dỗ con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương, về gia đình…

3. Nghệ thuật đặc sắc

– Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên. Cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát.

– Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thực hiện tình cảm của người miền núi.

– Giọng điệu tha thiết, trìu mến: lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn… tạo sự cộng hưởng hìa hoà với những cung bậc tình cảm khác trong lời người cha truyền thấm sang con.

– Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói thường ngày của người miền núi.

→ Y Phương thấu hiểu tất cả những điều đó nên ông đã lột tả cái hồn cốt trong bản sắc của người dân tộc. Cha nói với con – Vâng! hay chính là lời trao gửi với thế hệ tiếp nối?

III. Kết bài: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc

4. Củng cố, luyện tập:

– GV nhận xét chung.

5. Hướng dẫn HS về nhà:

– Về nhà ôn tập toàn bộ nội dung các văv bản đã học ở học kì II.

I. Phần trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0,25 điểm

II. Phần tự luận:

Giáo án Văn 9 Học kì 2 đầy đủ, chi tiết theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục.
Giáo án Văn 9 Bài 18 (Tuần 18)
Giáo án: Bàn về đọc sách (Tiết 1)
Giáo án: Bàn về đọc sách (Tiết 2)
Giáo án: Khởi ngữ
Giáo án: Phép phân tích và tổng hợp
Giáo án: Luyện tập phân tích và tổng hợp

Giáo án Văn 9 Bài 19 (Tuần 19)
Giáo án: Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 1)
Giáo án: Tiếng nói của văn nghệ (Tiết 2)
Giáo án: Các thành phần biệt lập
Giáo án: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Giáo án: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Giáo án: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Giáo án Văn 9 Bài 20 (Tuần 20)
Giáo án: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Tiết 1)
Giáo án: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Tiết 2)
Giáo án: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Giáo án: Viết bài tập làm văn số 5
Giáo án: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án Văn 9 Bài 21 (Tuần 21)
Giáo án: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
Giáo án: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Giáo án Văn 9 Bài 22 (Tuần 22)
Giáo án: Con cò
Giáo án: Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Giáo án: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án Văn 9 Bài 23 (Tuần 23)
Giáo án: Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 1)
Giáo án: Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 2)
Giáo án: Viếng lăng bác
Giáo án: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giáo án: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giáo án: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giáo án: Viết bài tập làm văn số 6

Giáo án Văn 9 Bài 24 (Tuần 24)
Giáo án: Sang thu
Giáo án: Nói với con
Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý
Giáo án: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Giáo án: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Văn 9 Bài 25 (Tuần 25)
Giáo án: Mây và sóng
Giáo án: Ôn tập về thơ
Giáo án: Ôn tập về thơ (tiếp theo)
Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Giáo án Văn 9 Bài 26 (Tuần 26)
Giáo án: Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Giáo án: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (tiếp theo)
Giáo án: Kiểm tra về thơ
Giáo án: Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II)
Giáo án: Viết bài tập làm văn số 7

Giáo án Văn 9 Bài 27 (Tuần 27)
Giáo án: Bến quê
Giáo án: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II
Giáo án: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Văn 9 Bài 28 (Tuần 28)
Giáo án: Những ngôi sao xa xôi (Tiết 1)
Giáo án: Những ngôi sao xa xôi (Tiết 2)
Giáo án: Biên bản

Giáo án Văn 9 Bài 29 (Tuần 29)
Giáo án: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Giáo án: Tổng kết về ngữ pháp
Giáo án: Luyện tập viết biên bản
Giáo án: Hợp đồng

Giáo án Văn 9 Bài 30 (Tuần 30)
Giáo án: Bố của Xi-Mông (Tiết 1)
Giáo án: Bố của Xi-Mông (Tiết 2)
Giáo án: Ôn tập truyện lớp 9
Giáo án: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

Giáo án Văn 9 Bài 31 (Tuần 31)
Giáo án: Con chó Bấc
Giáo án: Kiểm tra về truyện
Giáo án: Kiểm tra phần tiếng Việt lớp 9 học kì II
Giáo án: Luyện tập viết hợp đồng

Giáo án Văn 9 Bài 32 (Tuần 32)
Giáo án: Bắc Sơn (Tiết 1)
Giáo án: Bắc Sơn (Tiết 2)
Giáo án: Tổng kết phần văn học nước ngoài
Giáo án: Tổng kết phần tập làm văn

Giáo án Văn 9 Bài 33 (Tuần 33)
Giáo án: Tôi và chúng ta
Giáo án: Tổng kết phần văn học
Giáo án: Tổng kết phần văn học nước ngoài (Tiếp theo)

Giáo án Văn 9 Bài 34 (Tuần 34)
Giáo án: Tổng kết phần văn học (tiếp theo)
Giáo án: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Giáo án: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi (Tiếp theo)
Giáo án: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Giáo án: Trả bài kiểm tra văn
Giáo án: Trả bài kiểm tra tổng hợp

Similar Posts

2 Comments

  1. 970978 406537Nicely picked details, numerous thanks towards the author. Its incomprehensive in my experience at present, however in common, the convenience and importance is mind-boggling. Regards and all the finest .. 745203

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *