Chứng minh lòng yêu nước qua 2 tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” lớp 8

ồ Chí Minh đã nói: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của nhân dân ta”. Trải qua lịch sử bốn nghìn năm luôn phải đối mặt với những thế lực thù trong giặc ngoài, chính lòng yêu nước mới có thể gìn giữ và bảo vệ non sông gấm vóc này. Hướng dẫn làm bài văn chứng minh tình yêu nước qua hai tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” ngữ văn lớp 8

Các bài viết liên quan tới chủ đề tình yêu nước đáng chú ý:

  • Dàn ý về tình yêu quê hương đất nước
  • Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước lớp 9
  • Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn
  • Soạn bài Lòng yêu nước lớp 6

HNhững con người Việt Nam, tuy bằng cách khác nhau nhưng đều chung nhau lòng yêu nước. Những năm tháng, dẫu nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung nhau tinh thần và ý chí. Có thể thấy qua hình ảnh của những người anh hùng, chí sĩ cách mạng qua hai bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. Trong chương trình lớp 8, các bạn sẽ gặp bài phân tích lòng yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Khi làm bài về hai vấn đề liên quan, chú ý đến sự liên kết, so sánh và đối chiếu với nhau giữa hai tác phẩm. Trước khi làm bài, các bạn có thể tham khảo những bài văn mẫu sau. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VĂN MẪU CHỨNG MINH TÌNH YÊU NƯỚC QUA HAI TÁC PHẨM “VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC” VÀ “ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN” 

Đầu thế kỉ XX, nước Việt Nam chìm trong khổ đau, tăm tối của sự bóc lột và mất tự chủ. Khi ấy, lịch sử đã gọi tên những người anh hùng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Dẫu không đưa ra những cách mạng, thay đổi tích cực nhưng họ đã khơi dậy tình yêu nước và tinh thần của người Việt. Họ không chỉ là một nhà cách mạng, mà còn là một nhà thơ. Có thể thấy tình yêu nước của Phan Bội Châu của qua “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và hình ảnh Phan Châu Trinh qua “Đập đá ở Côn Lôn”.

Năm 1908, nhân một vụ trốn thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị bắt và bị tuyên án tử hình. Sau đó, ông được giảm án xuống còn chung thân và bị đày ra Côn Đảo. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác trong những ngày đầu ở đây. Năm 1914, khi Phan Bội Châu đang hoạt động ở Trung Quốc thì bị bọn phản động bắt giam. Biết chúng có ý định trao ông cho thực dân Pháp để lĩnh án tử hình, ông đã viết “Ngục trung thư”. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ra đời trong hoàn cảnh ấy. Cả hai bài thơ đều là hình ảnh của nhân vật trữ tình trước khó khăn gian khổ với tư thế hiên ngang, bất khuất của những tấm lòng yêu nước.

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là bức chân dung hiên ngang, bất khuất của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nan vẫn không nản chí.

Mở đầu bài thơ là tư thế của người tù cách mạng:

  • “Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn,
  • Lừng lẫy làm cho lở núi non.
  • Xách búa đánh tan năm bảy đống,
  • Ra tay đập bể mấy trăm hòn.”

Câu thơ đầu thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống. Đó là lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình của người làm trai giữa thời loạn. Ở đây, chí là trai được khẳng định trong một hoàn cảnh đặc biệt: đất Côn Lôn. Người tù hiện lên với tư thế “đứng giữa”- tư thế hiên ngang bất khuất giữa non cao biển rộng. Hơn nữa, đây còn là nơi tra tấn của kẻ thù, tư thế ấy còn là một thách thức, coi thường nhà tù, coi thường cái chết. Từ đó, khiến thiên nhiên phải khuất phục “lừng lẫy làm cho nở núi non”. Ba câu thơ tiếp theo miêu tả công việc đập đá. Bằng một loạt các động từ mạnh: “xách búa, đánh tan, ra tay, đập bể” đã diễn tả những hành động nhanh, dứt khoát, chủ động, biến công việc đập đá khổ sai thành công cuộc chinh phục thiên nhiên. Nghệ thuật khoa trương, phóng đại đã thể hiên được sức mạnh phi thường của người tù cách mạng. Đó là tư thế sừng sững, uy nghi, lẫm liệt, hiên ngang, là sức mạnh kì diệu của chí làm trai, của một tấm lòng kiên trung với đất nước.

Bốn câu thơ cuối là suy nghĩ và cảm xúc của tác giả:

  • “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
  • Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
  • Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
  • Gian nan chi kể việc con con”.

Hình ảnh ẩn dụ “Tháng ngày- mưa nắng” giúp ta hiểu được những thách thức trên con đường cách mạng. Đó là khoảng thời gian dài đằng đẵng với bao khó khăn, gian khổ: “Thân sành sỏi, dạ sắt son” đã khẳng định ý chí kiên cường, lòng thủy chung, gian khổ không làm cho con người nản chí. Ngược lại hoàn cảnh ấy là dịp để tôi luyện ý chí của người tù cách mạng. Hai câu luận đã khẳng định lòng kiên trung bất khuất của người tù không thay đổi. Hình ảnh “những kẻ vá trá” gợi đến truyền thuyết bà Nữ Oa đội đá vá trời. Nghệ thuật ẩn dụ có phần hợp lí bởi sự nghiệm mà Phan Châu Trinh đang theo đuổi, đưa đất nước thoát khỏi bóng đêm nô lệ, sự nghiệp ấy vô cùng lớn lao. Đứng trên vị thế của kẻ vá trời, tác giả coi nhà tù và việc đập đá chỉ là việc cỏn con khi lỡ bước. Câu thơ là tiếng cười ngạo nghễ trước nguy nan, là phong thái ung dung đường hoàng trước gian khổ.

Cũng là tâm thế hiên ngang của phong thái ung dung, của tấm lòng kiên trung với nước nhưng ở Phan Bội Châu lại là hình ảnh:

  • “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
  • Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.”

Hai câu thơ là hình ảnh của con người có tài, có chí khí, có phong thái ung dung, đường hoàng. Điệp từ “vẫn” khẳng định cách sống lạc quan, yêu đời trong bất kì hoàn cảnh nào của người chí sĩ yêu nước. Phan Bội Châu cũng quan niệm nhà tù chỉ là một nơi để nghỉ chân trên con đường cứu nước còn nhiều chông gai. Giọng điệu câu thơ vừa mềm mại lại cứng cỏi thể hiện sự bình tĩnh, tự chủ ngay cả khi cái chết cận kề.

Hai câu tiếp theo là lời tâm sự của nhà thơ:

  • “Đã khách không nhà trong bốn bể
  • Lại người có tội giữa năm châu”

Đó là cuộc đời của một con người từng 10 năm bôn ba, 10 năm không mái ấm gia đình, sống xa quê hương, thêm vào đó là án tử hình lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu. Cuộc đời ấy đầy hiểm nguy nhưng nhà thơ không than thân trách phận, bởi đã dấn thân vào con đường cách mạng là xác định:

  • “Non sông đã chết sống thêm nhục
  • Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng hiện lên qua các động từ mạnh: “bủa tay, ôm chặt, mở miệng, cười tan”: quyết tâm theo đuổi sự nghiệp cách mạng khó khăn gian khổ vẫn lạc quan tin tưởng. Sức mạnh tinh thần to lớn ấy có thể chiến thắng mọi thử thách trên con đường cách mạng.

Và hai câu kết thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước:

  • “Thấy ấy vẫn còn còn sự nghiệp
  • Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

Còn sống là còn đấu tranh giải phóng dân tộc cùng với niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình.

Như vậy, dẫu là những bức chân dung khác nhau, với tinh thần và dáng hình rất khác biệt nhưng ở đó, chúng ta đều thấy ở đó, một ý chí hiên ngang, bất khuất, một tấm lòng kiên trung với lí tưởng và đất nước. Chính tinh thần ấy đã làm nên giọng điệu hào hùng và những hình ảnh tráng lệ của các câu thơ.

Yêu nước, đó vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân, cũng là sức mạnh tinh thần của mỗi con người. Những câu thơ giúp ta hiểu hơn về ông cha ta thuở trước và hiểu hơn nghĩa vụ của chúng ta trong thời đại ngày nay.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *