Soạn bài Câu nghi vấn(tiếp theo) đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Câu nghi vấn(tiếp theo) lớp 8 đầy đủ hay nhất tại wikihoc.com. Cảm ơn các bạn đã tham khảo.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Quê hương lớp 8
  • Soạn bài Khi con tu hú lớp 8

Có rất nhiều loại câu chúng ta đã cùng nhau ôn tập, ví dụ như câu trần thuật, câu cầu khiến. Và hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Câu nghi vấn( tiếp theo) để giúp các bạn biết rõ hơn về chức năng và cách dùng của câu nghi vấn nhé. Mỗi loại câu đều có một công dụng riêng, một chức năng và cách dùng khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của người viết. Nhưng chỉ khi thật sự bạn hiểu được ý nghĩa và cách dùng thật sâu sắc thì mới hoàn thành trọn vẹn bài tập được đúng không nào. Thôi mời các bạn tham khảo bài soạn câu nghi vấn(tiếp theo) dưới đây nhé. Hi vọng rằng, các bạn sẽ tìm được chút gì đó hay ho cho mình.

SOẠN BÀI CÂU NGHI VẤN(TIẾP THEO) LỚP 8

III, Những chức năng khác của câu nghi vấn

Các câu là câu nghi vấn là b và c.

Các câu nghi vấn và tác dụng của nó:

a. Hồn ở đâu bây giờ? (Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ)

 b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (Đe doạ)

c. Có biết không? Lính đâu? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? (Đe doạ)

d. Cả đoạn trích d là một câu nghi vấn. (khẳng định)

e. Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! (Bộc lộ sự ngạc nhiên)

Không phải tất cả các câu nghi vấn bao giờ cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi, có thể là dấu chấm than, chấm lửng, dấu chấm.

IV, Luyện tập bài Câu nghi vấn

Câu 1 sgk trang 23 ngữ văn 8

Các câu có dấu hỏi chấm kết thúc đều là câu nghi vấn.

Hầu hết dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Riêng câu nghi vấn trong đoạn trích (a) có thêm sắc thái ngạc nhiên, trong (b) và (d) có sắc thái phủ định, trong (c) có sắc thái cầu khiến.

Câu 2 sgk ngữ văn lớp 8 trang 23

Tác dụng: hỏi, phủ định, khẳng định, bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại, …

Trong các câu nghi vấn tìm được, các câu ở đoạn trích (a), (b), (c) có thể thay thế được bằng câu không phải câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương.

Câu 3 sgk ngữ văn lớp 8 trang 24

 Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi:

  • Cậu có thể kể cho tớ nghe nội dung của bộ phim “Hậu duệ mặt trời” được không?
  • Chí Phèo ơi, chỉ là muốn được sống là người lương thiện soa mà đau đớn và nghiệt ngã đến vậy.

Câu 4 sgk ngữ văn lớp 8 trang 24

Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa ?” “Cậu đọc sách đấy à ?” “Em đi đâu đấy ?” không nhằm để hỏi mà để chào, làm quen, mối quan hệ giữa người nói với người nghe thường xã giao.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp(cách làm) lớp 8
  • Soạn bài Tức cảnh Pác Bó lớp 8

Similar Posts

4 Comments

  1. Howdy! Do you know if they make any plugins to assist with Search
    Engine Optimization? I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords but I’m
    not seeing very good results. If you know of any please share.
    Appreciate it! You can read similar text here: Ecommerce

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *