Phân tích tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” lớp 8 hay

Hướng dẫn làm bài văn phân tích “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” hay nhất

Các bài viết về chủ đề vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được quan tâm :

  • Chứng minh lòng yêu nước qua 2 tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” lớp 8
  • Dàn ý chứng minh tinh thần yêu nước trong hai tác phẩm ” Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ” và ” Đập đá ở Côn Lôn”
  • Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8

Trong dòng vàn học yêu nước đầu thế kỷ XX bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là một tác phẩm để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Với cảm xúc trữ tình cách mạng, mang âm hưởng lãng mạn hào hùng, bài thơ đã để lại cho đời sau một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của con người cách mạng lúc sa cơ lỡ bước lâm vào hoàn cảnh tù ngục hiểm nghèo. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ bắt gặp đề bài Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. Khi làm bài văn này cần chia bài thơ làm bốn phần theo bố cục đề – thực – luận – kết để phân tích. Làm rõ các hình ảnh để thấy được phong thái ung dung, khí phách anh hùng của Phan Bội Châu. Dưới đây là bài văn mẫu để giúp các bạn hoàn thành bài tập tốt hơn.

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH “VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC”

“Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là mổ bài thơ viết bằng chữ Nôm, nằm trong “Ngục trung thư”- tập tự truyện viết bằng chữ Hán, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh – sáng tác từ năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt phản động ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bắt giam. Bài thơ bộc lộ cảm xúc của Phan Bội Châu trong những ngày mới vào ngục.

Hai câu đầu gọi là “đề”, vào ngay vấn đề cần nói tới:

  • “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
  • Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

Đó là một tuyên ngôn khẳng định tư thế làm người của mình. “Hào kiệt” là người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường. “Phong lưu” là dáng vẻ của người trang nhã lịch sự, vừa giàu có, vừa sang trọng. Vào từ nhưng không phải để làm tù nhân mà vẫn là “hào kiệt”, vẫn “phong lưu”, ung dung, đường hoàng. Như vậy, nhà tù đâu khuất phục nổi khí phách của người anh hùng. Điệp từ “vẫn” nhắc lại hai lần, cùng việc sử dụng các từ láy “hào kiệt”, “phong lưu”, làm nổi bật phong thái ung dung, tự tin, vừa có cái ngang tàn ngạo nghễ của bậc anh hùng, vừa có cái trang nhã hào hoa của khách tài tử. Câu thơ thứ hai giản dị như một lời nói bình thường nhưng lại thể hiện quan niệm của người anh hùng: nhà ngục chỉ là một chỗ nghỉ chân trên con đường bôn tẩu làm cách mạng. Đã dấn thân vào con đường tranh đấu vì quốc gia, những con người này đã xem thường sự sống, cái chết của bản thân thì có sá gì chuyện bị giam cầm. Cho nên câu thơ nói về một sự việc nghiêm trọng mà giọng thơ lại cười cợt, xem thường. Đó là khẩu khí của người anh hùng, không chịu khuất phục hoàn cảnh, ngẩng cao đầu ngạo nghễ.

Hai câu thực là lời tự bạch về cuộc đời bôn ba, đầy sóng gió của nhà thơ:

  • “Đã khách không nhà trong bốn biển,
  • Lại người có tội giữa năm châu”

Năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật tìm đường cứu nước. Ông đã bôn ba qua nhiều nước Trung Quốc, Thái Lan…để mưu đồ sự nghiệp cứu nước và cho đến khi bị bắt năm 1914, cụ Phan đã ngót 10 năm lưu lạc hải ngoại, làm “khách không nhà trong bốn biển”. Mà đâu chỉ có chuyện không nhà, còn biết bao cay đắng, cực khổ về cả vật chất lẫn tinh thần, thêm sự săn đuổi của thực dân Pháp khi cụ bị chúng xem là “Người có tội giữa năm châu”. Gần 10 năm bôn ba, cuối cùng lại ở tù và bị khép án tử hình, nhà cách mạng đau khổ vì thấy mình chưa làm được gì cho dân tộc. Phép đối trong hai câu thơ có tác dụng nhấn mạnh những sóng gió của cuộc đời người anh hùng, cho thấy tầm vóc lớn lao của người tù yêu nước Phan Bội Châu.

Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

  • “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
  • Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

Hai câu luận thể hiện ý chí của người anh hùng trong hoàn cảnh bi kịch. Hai câu thơ đầy những động từ, thể hiện hành động mạnh mẽ, nói lên hoài bão cao đẹp của Phan Bội Châu. Rơi vào hoàn cảnh ngục từ, ông vẫn không quên lí tưởng kinh bang tế thế, vẫn có thể cười trước cuộc oán thù. Những cặp từ đối nhau “bủa tay” – “mở miệng”, “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” cùng cách nói khoa trương cường điệu, khiến cho tầm vóc của nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, mạnh mẽ.

Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

  • Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
  • Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!

Câu thơ như một lời thề sắt son, như một lời tuyên ngôn của một người đang chịu cảnh lao tù tăm tối. Nhưng dường như chốn ngục tù ấy không thể giam cầm nổi một con người, một tấm lòng trung đối với đất nước. Ông khẳng định rằng chỉ còn mình đang sống thì sự nghiệp cứu đất nước sẽ vần còn đó. Ông sẽ dốc hết sức lực của mình để hoàn thành sự nghiệp đó. Những nguy hiểm, gian lao đối với Phan Bội Châu không là vấn đề gì. Tinh thần bất khuất, khảng khái, không sợ hiểm nguy ấy của Phan Bội Châu khiến người đọc cảm phục trước một tấm lòng trung cao thượng.

Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và phong thái kiên cường, bất khuất, vượt lên trên cảnh nhà ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

Similar Posts

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *