Văn lớp 8: Suy nghĩ gì về lòng yêu nước từ trích đoạn Nước Đại Việt ta hay nhất

Cảm hứng yêu nước là một trong hai nguồn cảm hứng chủ đạo của văn học viết. Song, yêu nước mỗi một thời lại có những biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tư tưởng con người. yêu nước trong bối cảnh trung đại gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.

Các bài viết về chủ đề lòng yêu nước được quan tâm :

  • Chứng minh lòng yêu nước qua 2 tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” lớp 8
  • Soạn bài Lòng yêu nước lớp 6
  • Soạn bài Lòng yêu nước ngắn gọn lớp 6

Yêu nước trong văn học trung đại có biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng, đa thanh về giọng điệu, khi trầm lắng, khi hào sảng, khi tự hào. Và đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trích từ “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi là một áng văn mẫu mực về lòng yêu nước. và trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ giải quyết đề bài từ trích đoạn Nước Đại Việt ta, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước. ở đề bài này các bạn cần chỉ ra các biểu hiện và phân tích. Sau đây là bài văn mẫu như một gợi ý để các bạn tham khảo. Chúc các bạn thành công!

BÀI VĂN MẪU HƯỚNG DẪN ĐỀ BÀI SUY NGHĨ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC TỪ ĐOẠN TRÍCH “NƯỚC ĐẠI VIỆT TA”

Tháng chạp năm 1427, thời điểm quân ta giành thắng lợi giòn rã, làm tiêu ta ý đồ tiếp viện của vua Minh, làm tiền đề dẫn đến thắng lợi thì Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết “Đại cáo Bình Ngô” như một áng thiên cổ hùng văn. Với đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, tác giả để thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của dân ta.

Lòng yêu nước được thể hiện trước hết ở tư tưởng nhân nghĩa:

  • “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
  • Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

  “Nhân nghĩa ” là học thuyết của Nho gia nói về quan hệ đối xử giữa con người với con người. Nhưng đến Nguyễn Trãi nó được nâng lên trong một mối quan hệ khác: giữa các quốc gia, các dân tộc với nhau. Nhân nghĩa là trái với bạo ngược, nhân nghĩa là tình thương và lẽ phải hướng về phía nhân dân. Khi đất nước bị xâm lăng, thì vì thương dân,vì việc phải nên làm , đứng lên đấu tranh trở thành ” quân điếu phạt “. Nhân nghĩa không chỉ là khoan dung mà còn là trừ bạo để “yên dân”. Như vậy, Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng nhân nghĩa tốt đẹp của Nho Giáo đồng thời phát huy truyền thống đạo đức yêu thương của người Việt trở thành tư tưởng yêu nước thương dân- sợi chỉ đoe xuyên suốt toàn bộ tư tưởng trong thơ văn của ông, thậm chí nó còn trở thành một lí tưởng xã hội, một đường lối chính trị đúng đắn trọng sự nghiệp Nguyễn Trãi.

Tư cách tồn tại độc lập dân tộc- một thực tiễn lịch sử có tính hiển nhiên là biểu hiện của lòng yêu nước. Tư cách độc lập dân tộc được phát biểu một cách cụ thể, toàn diện và sâu sắc. Đó là một đất nước có từ lâu đời, có tên tuổi từ lâu đời:

  •  “Như nước Đại Việt ta từ trước’.

Đất nước có chủ quyền không chỉ dựa vào lịch sử, đất đai mà đất nước ấy phải có một nền văn hiến dân tộc, đó là ở: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán tốt đẹp của nước ta là tình yêu thương chân thành, là khi đói ăn thì nhường cơm nhường áo. Phong tục đẹp giúp dân tộc ta không bao giờ thừa nhận nhân nghĩa là thờ phụng một ông vua nào đó mà pahir là yên dân trừ bạo.  Đó là sự thật mà giặc Minh luôn có dã tâm xóa bỏ để nô dịch và đồng hóa văn hóa, chúng muốn tiêu diệt đến tận gốc những giá trị văn hóa.

Ta còn tự hào về nền độc lập, truyền thống lịch sử lâu đời của các nền phong kiến độc lập nước ta sánh ngang hàng và tồn tại song song cùng những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đánh tan những thế lức phương Bắc:

  •    “Từ Triệu, Đinh, Lí , Trần bao đời xây nên độc lập
  •  Cùng Hán, Đường, Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một phương “.

Niềm tự tôn , tự hào đã được nâng lên bằng một ý thức văn hóa . Và “địa linh” đã tạo nên ” nhân kiệt ” . Từ đó nêu ra chân lí : muốn đứng ngang hàng với các nước lớn thì ta phải đấu tranh , có khi trả bằng máu và nước mắt để giành lấy chủ quyền, tự do cho dân tộc .

Đoạn văn thực sự có mục đích chứng minh bắt đầu từ hai chữ

  •  “Vậy nên  
  • Lưu Cung tham công nên thất bại
  •  Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong “

Cuộc đụng độ lịch sử giữa kẻ phi nghĩa, bất nhân với bên chính nghĩa là quốc gia Đại Việt đã có nên văn hiến từ ngàn đời nay. Kẻ giặc “tham công, thích lớn  ” nên ” thất bại, tiêu vọng ” , bởi mục đích của việc xâm lược là phi nghĩa nên việc thất bại là lẽ hiển nhiên đã được lịch sử chứng minh. Với truyền thống lịch sử của dân tộc, những trang sử vàng đã được viết nên với những chiến công lẫy lừng Hàm Tử, Bạch Đằng.

Như vậy lòng yêu nước được thể hiện một cách sâu sắc và tiếng bộ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” với những tư tưởng vượt thời đã làm nên một bản tuyên ngôn độc lập được lập bằng lịch sử lâu dài.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *