Soạn bài Thầy bói xem voi lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn Soạn bài Thầy bói xem voi lớp 6 đầy đủ, soạn văn “Thầy bói xem voi” hay nhất là một câu thành ngữ dường như rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta vẫn hay được nghe.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự lớp 6
  • Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 6

Đây là câu thành ngữ dùng để nói bóng gió những người nhìn sự vật, sự việc, con người một cách thiển cận, thiếu suy xét, chỉ nhìn một khía cạnh mà đánh giá toàn bộ dẫn đến những sai lầm không đáng có. Vậy bạn có biết vì sao lại có câu thành ngữ và ý nghĩa như trên không. Tất cả sẽ được giải mã trong chương trình ngữ văn lớp 6 với truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. Sau khi tìm hiểu xong truyện, chúng ta sẽ hiểu vì sao lại có sự ra đời của câu thành ngữ và ý nghĩa của nó. Sau đây là bài soạn đầy đủ cho văn bản “Thầy bói xem voi” để giúp các bạn tìm hiểu kĩ về bài học này.

Soạn bài Thầy bói xem voi lớp 6

I. Tìm hiểu chung về văn bản “Thầy bói xem voi”

1. Khái niệm truyện ngụ ngôn

  • Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • “Thầy bói xem voi” thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.

2. Tóm tắt văn bản “Thầy bói xem voi”

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói phàn nàn với nhau chuyện không biết hình thù con voi ra sao và cùng nhau chung tiền để được xem một con voi. Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi rồi đưa ra ý kiến của mình về nó và mỗi người có một ý kiến riêng. Cuối cùng không ai chịu ai, năm thầy đánh nhau toác đầu, chảy máu.

II. Hướng dẫn soạn bài “Thầy bói xem voi” đọc hiểu văn bản

Câu 1 trang 103 SGK văn 6 tập 1

Cách các thầy bói xem voi:

  • Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

=> Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi.

  • Sau đó mỗi thầy phán về voi theo những ý kiến khác nhau, thầy thì cho là nó “sun sun như con đỉa”, thầy thì cho là nó “chần chẫn nhưu cái đòn càn”, thầy thì cho là nó “bè bè như cái quạt thóc”, thầy lại cho là nó “Tun tủn như cái chổi sể cùn”.
  • Thái độ của các thầy bói khi phán vô cùng chắc chắn, quả quyết, thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai.

Câu 2 trang 103 SGK văn 6 tập 1

Năm thầy bói đã được sờ vào voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ nằm ở chỗ họ chỉ sờ duy nhất một bộ phận trên mình con voi để đưa ra ý kiến cuối cùng trong khi đúng ra họ phải sờ tất cả con voi để đưa ra ý kiến về nó.

Câu 3 trang 103 SGK văn 6 tập 1

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” cho ta bài học về cách nhìn nhận về một vấn đề, một sự việc, một con người: muốn hiểu biết một sự vật, sự việc, một con người thì cần xem xét chúng một cách toàn diện, không thể xem một bộ phận, một khía cạnh để đưa ra ý kiến chủ quan của mình.

III. Luyện tập bài “Thầy bói xem voi”

Câu hỏi trang 103 SGK văn 6 tập 1

  • Một số ví dụ của em hoặc của các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của những sai lầm này:
  • Khi nhìn thấy một bạn học dùng những đồ dùng cũ đã hỏng hoặc đã trở nên xấu vì lâu ngày, liền cho rằng bạn ấy là người lôi thôi, luộm thuộm, coi thường bạn nhưng không biết rằng gia đình bạn khó khăn. Sai lầm ấy đã khiến cho bạn cảm thấy mặc cảm, tự ti, không thể hòa đồng với lớp học và khi biết chuyện, ai cũng rất xấu hổ vì những suy nghĩ nông cạn của mình.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Đeo nhạc cho mèo lớp 6
  • Soạn Danh từ (tiếp theo) lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *