Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài Ếch ngồi đáy giếng đầy đủ và hay nhất do Wikihoc biên soạn. Trong đời sống thường nhật của người dân ta ngày xưa dù không có những trang thiết bị hiện đại, khoa học kĩ thuật và giải trí cao nhưng họ có những thú vui rất tao nhã được gửi vào trong văn, trong thơ.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng lớp 6
  • Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự lớp 6

Người ta lấy quán nước, gốc đa, sân đình là nơi truyền cho nhau những vần thơ, kể cho nhau những câu truyện. Những câu truyện ấy tuy rất đơn giản, dân dã nhưng lại gây tiếng cười vang xa nhằm phê phán lên án một tật xấu, một hiện tượng hoặc ngợi ca ai đó. Thể loại tiêu biểu nhất trong dân gian đó chính là truyện ngụ ngôn, được người đời truyền miệng nhằm giáo dục chúng ta, những thế hệ hôm nay và mai sau. Trong chương trình ngữ văn lớp 6 các em học sinh được học truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Ếch Ngồi Đáy Giếng lớp 6 chi tiết và đầy đủ nhất để các bạn tham khảo nhé.

SOẠN BÀI ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG LỚP 6 VÀ  ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I Tìm hiểu chung bài Ếch ngồi đáy giếng:

1. Thể loại:

Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện truyền miệng trong dân gian nhưng mang tính chất thế sự. Dựa vào đặc điểm của các loài vật mà đưa vào trong những mẩu chuyện nhằm lên án phê phán , đả kích giai cấp ( đặc biệt là giai cấp thống trị) tạo nên tiếng cười, xong nó cũng để lại một kinh nghiệm, một triết lí sâu sa.

2. Tóm tắt:

Truyện kể rằng xưa có một con ếch sống trong một cái giếng nhiều năm rồi.  con ếch hàng ngày nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời kia luôn tưởng rằng thế giới chỉ bé bằng cái vung. Mỗi đêm, khi nó phát ra tiếng kêu đều làm những con vật xung quanh giếng sợ hãi. Và cứ thế nó cho rằng nó là chúa tể. Ngày nọ, trời mưa lớn, làm giếng nước tràn ra ngoài, vẫn với thói quen cao ngạo ấy, nó nghênh ngang giữa đường và bị con trâu dẫm bẹp.

II. Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng trả lời các câu hỏi

Câu 1 trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1

  • Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như là một vị chúa tể vì:
  • Nó sống lâu năm dưới đáy giếng một mình , nên nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung (bằng kích cỡ của miệng giếng)
  • Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó như nhãi, bén giun, dế,…
  • Mỗi khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến những con vật trong giếng phải sợ hãi tiếng kêu ồm ộp của nó.

⇒ Môi trường sống nhỏ bé, hoàn cảnh tối tăm và hạn hẹp, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, kiêu căng và cho rằng mình luôn là nhất nên vạn vật xung quanh phải nể phục nó.

Câu 2 Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1

Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

  • Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể như lúc nó ở dưới giếng và bầu trời chỉ mãi bé bằng vung, con trâu phải nhường nhịn nó 
  • Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn, mãi mãi nghĩ mọi vật như trong cái giếng sâu
  • Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan

=> Cái chết của con ếch suy cho cùng là vì sự thiếu quan sát, thiếu hiểu biết, quá kiêu căng ngạo mạn

Câu 3 trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1
Bài học từ câu truyện Ếch Ngồi Đáy Giếng là:

  • Môi trường sống quá nhỏ hẹp, tù túng, không có sự học hỏi giao lưu với thế giới xung quanh làm hạn chế sự hiểu biết của mình.
  • Môi trường sống bó hẹp suy nghĩ khiến người ta dần trở nên nông cạn kém cỏi nhưng lại sinh ra tính kiêu căng, ngạo nghễ cho mình là nhất.

=>  Mỗi người chúng ta phải luôn nhớ rằng hiểu biết là vô vàn, sự nông cạn và kiêu ngạo tự cho mình là nhất sẽ khiến bản thân trả một cái giá thật đắt thậm chí là cả sinh mạng 

III Luyện tập bài Ếch ngồi đáy giếng

Bài 1 Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1 
Truyện ngụ ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng gồm hai phần chính:

  • Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: ” Ếch cứ tưởng”
  • Sự trả giá cho lối sống kiêu căng nông cạ

Bài 2 trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1:

Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”

  • Một số người chỉ có một chút hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nhưng luôn thể hiện rằng mình am tường nhiều lĩnh vực khác nhau, đến khi những hiểu biết ấy được bộc lộ một cách thái quá thì cũng là lúc bản thân trở thành một kẻ ” thùng rỗng kêu to”
  • Một số người thường khiêm tốn và thành thật nhận ra các mặt hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Thầy bói xem voi lớp 6
  • Soạn bài Đeo nhạc cho mèo lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *