Soạn bài Đeo nhạc cho mèo lớp 6

Hướng dẫn soạn bài Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn lớp 6 tập 1 đầy đủ chính xác sgk, soạn văn bài “Đeo nhạc cho mèo” là một thành ngữ miêu tả một cách sinh động và đầy mầu sắc về những ý tưởng viễn vông, những kẻ ham sống sợ chết trong đời sống hàng ngày.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 6
  • Soạn bài Thầy bói xem voi lớp 6

Vậy tại sao lại có câu thành ngữ này, nguồn gốc của nó ra sao. Điều này được ông cha ta giải thích một cách thật chi tiết và hài hước qua truyện ngụ ngôn “Đeo nhạc cho mèo”. Qua câu truyện ngụ ngôn này trong chương trình sách Ngữ văn 6 tập 1, chúng ta sẽ hiểu vì sao lại có sự ra đời của câu thành ngữ trên. Sau đây, mình sẽ cùng các bạn soạn bài một cách thật đầy đủ cho văn bản “Đeo nhạc cho mèo” để nắm vững nôi dung bài học trên

SOẠN BÀI ĐEO NHẠC CHO MÈO

I. Tìm hiểu chung về bài Đeo nhạc cho mèo

1. Khái niệm

Truyện ngụ ngôn: Là một truyện kể dân gian, được kể bằng hình thức văn xuôi hoặc thơ. Truyện thường mượn những chuyện về loài vật, cây cối, hoa cỏ hoặc chính chuyện con người để nói một cách ẩn dụ, bóng gió về chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên những bài học làm người

Đeo nhạc cho mèo là một trong những truyện trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam

2. Tóm tắt truyện Đeo nhạc cho mèo

Ngày xửa ngày xưa, tự bao giờ chuột đã luôn sợ mèo. Nhưng con giun xép lắm cũng quằn, họ hàng nhà chuột bèn họp nhau lại muốn tìm cách trị mèo. Ông chuột Cống đề ra giải pháp đeo nhạc cho mèo, chỉ cần nghe thấy tiếng nhạc là họ hàng nhà chuột tránh xa được tai họa. Cả làng nhà chuột đồng thuận với ý kiến và quyết định cắt cử người đi đeo nhạc cho mèo. Nhưng cả làng nhà chuột cứ đùn đẩy nhau mãi. Ông chuột Cống thì đẩy chuột nhắt, chuột nhắt đẩy chuột chù. Cuối cùng, chuột chù đành phải đứng ra nhận tránh nhiệm nặng nề mà cả làng giao phó. Nhưng vừa nghe thấy tiếng mèo chuột chù liền vứt nhạc chạy về báo làng. Từ đó, không có ai nhắc gì tới việc đeo nhạc nữa. Họ hàng nhà chuột vẫn muôn đời sợ mèo.

II. Hướng dẫn soạn bài Đeo nhạc cho mèo

1. Câu 1 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

  • Lý do làng chuột họp: Muốn tìm ra cách đối phó với mèo.
  • Cảnh làng chuột họp lúc đầu đầy khí thế, quyết tâm, không thiếu một ai
  • Lúc cắt cử người đi “đeo nhạc cho mèo” thì cả họ hàng nhà chuột im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, không một cá răng nào nhe. Tất cả viện cớ đùn đẩy nhau, thoái thách trách nhiệm.
  • Kết quả của việc cử người: Chuột Chù với thân phận là đầy tớ của làng bị cả làng bắt đi thực hiện nhiệm vụ này. Chuột chù vừa nhìn thấy mèo nhe năng giương vuốt thì sợ quá vứt cả nhạc chạy về báo làng. Cà làng chuột sợ quá bỏ chạy, không còn ai nhắc tới cái nhạc nữa.

2. Câu 2 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Cảnh họ làng chuột lúc đầu và lúc cử người làm nhiệm vụ “đeo nhạc cho mèo” rất đối lập nhau. Nó được thể hiện ở những chi tiết

  • Lúc đầu, khi đề xuất ý kiến “đeo nhạc cho mèo” cả làng nhất trí, gật đầu.
  • Lúc cử người thực hiện, cả làng đùn đẩy, viện lý do đổ trách nhệm cho nhau, không khí căng thẳng khi không ai muốn nhận trách nhiệm về mình

Qua đó ta có thể thấy, giữa lời nói và hành động có sự mâu thuẫn, điều đó cho ta thấy sự hèn nhác, sợ hãi của làng chuột. Nói thì dễ, thực hiện lại khó

3. Câu 3 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

  • Việc tả các loài chuột trong truyện ám chỉ về việc phân cấp những thứ bậc khác nhau trong xã hội: giàu, nghèo, sang, hèn…
  • Mỗi một loài chuột mang những đặt tính khác nhau. Chuột Cống béo tốt, chuột nhắt láu tính, nhanh nhẩu. Anh chuột chù hiền lành, không biết cãi lí bị đẩy đi làm việc nguy hiểm…
  • Từng loại chuột trong truyện tượng trưng cho một loại người trong xã hội. Những kẻ có chút quyền hành, vai vế trong xã hội luôn ức hiếp những kẻ có thân phận thấp bé, hiền lành hơn.

4. Câu 4 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

  • Trong cuộc họp của làng chuột, người có quyền sai khiến và xướng việc là người có địa vị, thế lực trong làng. Mà cụ thể trong truyện là chuột cống.
  • Những việc khó khăn hơn được đùn đẩy cho những người có thân phận tôi tớ, thấp hèn hơn trong làng, mà ở đây là anh chuột Chù.

5. Câu 5 trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1

  • Mục đích chính của truyện Ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện, tính khả thi của khi thực hiện một công việc nào đó. Nếu chỉ bàn mà không dám hành động,  trút công việc khó khăn lên người khác chỉ là những kẻ ham sống sợ chết.

III. Luyện tập bài Đeo nhạc cho mèo

Phân tích, đánh giá tính cách ông chuột Cống

  • Ở trong làng, ông là người có địa vị, chức tước. Trong cuộc họp chính ông là người đề xướng việc đeo nhạc cho mèo. Nhưng đến lúc phân người đi thực hiện thì ông lại đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Ta có thể thấy ông chuột Cống là người hèn nhát. Ông cho rằng cái công việc nhỏ nhoi kia không xứng đáng với địa vị của mình, một cách đùn đẩy trách nhiệm vô cùng khôn ngoan và khéo léo. Ta có thể nhận thấy, chuột cống là một kẻ thích huyênh hoang nhưng lại là một kẻ nhút nhác, sợ chết. Là đại diện tiêu biểu cho những kẻ cho chức sách trong xã hội khôn ngoan và xảo trả

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn Danh từ (tiếp theo) lớp 6
  • Soạn bài Luyện nói kể chuyện(tiếp theo) lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *