Soạn bài Lao xao lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài Lao xao lớp 6 hay nhất đầy đủ chương trình ngữ văn 6 sách giáo khoaTuổi thơ của mỗi chúng ta đều in bóng những gì gần gũi, thân thuộc nhất của quê hương.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ lớp 6
  • Soạn bài Lòng yêu nước lớp 6

Đó là những chú chim, những loài hoa trái làm nên bức tranh đồng quê rực rỡ màu sắc, tràn ngập âm thanh. Bức tranh ấy tuy giản dị nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, là miền hồi ức ta cất sâu trong trái tim mình. Đến với bài “Lao xao” của Duy Khán, một lần nữa, ta có dịp trở về với không gian làng quê thuở nào, đắm chìm trong khung cảnh bình dị mà xiết bao trìu mến, thân thương. Qua tác phẩm này, ta sẽ phần nào cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu quê da diết của tác giả. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Lao xao lớp 6.

SOẠN BÀI LAO XAO LỚP 6

I- Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Duy Khán tên thật là Nguyễn Duy Khán, quê ở tỉnh Bác Ninh
  • Ông từng làm giáo viên và phóng viên chiến trường

2. Tác phẩm

  • “Tuổi thơ im lặng” là tập hồi kí tự truyện của tác giả, tinh hoa cuộc đời sáng tác của ông
  • Văn bản “Lão xao” trích từ “Tuổi thơ im lặng”

3. Bố cục

  • Phần 1: Từ đầu… lặng lẽ bay đi: phong cảnh làng quê vào lúc chớm sang hè
  • Phần 2: Còn lại: thế giới các loài chim

II- Đọc- Hiểu văn bản

Câu 1 trang 113 SGK văn 6 tập 2:

a. Thống kê trình tự các loài chim được nói đến:

  • Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú
  • Chim ngói, nhạn, bìm bịp
  • Diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt

b. Các loài chim được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau: từ loài chim hiền đến chim ác

c. Cách dẫn dắt truyện, lời kể tự nhiên, hấp dẫn

Cách mở đầu bằng một bài đồng dao phù hợp với tâm lí trẻ thơ, gợi mối quan hệ họ hàng ràng buộc thân thiết trong thế giới loài chim

Câu 2 trang 113 SGK văn 6 tập 2:

a. Các loài chim được miêu tả ở những đặc điểm nổi trội riêng của từng loài: hình dáng, tiếng kêu, cách bay, cách săn mồi… làm nên sự phong phú, đa dạng

Loài chim hiền được miêu tả qua tiếng kêu và tiếng hót, các loài chim ác thì miêu tả qua cách bắt mồi và sinh tồn với các loài chim khác

b. Các loài chim được tả và kể trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài:

  • Việc diều hâu bắt gà con
  • Việc tranh mồi giữa chèo bẻo và diều hâu, chèo bẻo và chim cắt

c. Việc kết hợp kể, tả các loài chim thể hiện tài quan sát tinh tế, tỉ mỉ, vốn hiểu biết phong phú và tình yêu sâu đậm với quê hương của tác giả

Câu 3 trang 113 SGK văn 6 tập 2:

Chất liệu văn hóa dân gian trong bài:

  • Đồng dao:  Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các
  • Thành ngữ: dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già
  • Nét đặc sắc: làm cho giọng kể gần gũi, tự nhiên, sinh động
  • Điểm chưa xác đáng: các nhận xét chưa thật sự khách quan, còn mang tính định kiến

Câu 4 trang 113 SGK văn 6 tập 2:

  • Bài văn đã giúp chúng ta có thêm hiểu biết về các loài chim: hình dáng, tập tính, cách săn mồi, sinh tồn của chúng
  • Bồi dưỡng thêm tình cảm gắn bó, gần gũi với thiên nhiên, làng quê

III- Luyện tập

Miêu tả một loài chim ở quê em:

Sáng tinh mơ, vừa tỉnh dậy, chào đón em là những tiếng kêu của chú chim sẻ trong khu vườn nhà. Chú chim sẻ có cái đầu nhỏ và chiếc mỏ màu vàng. Cơ thể của chú mập mạp với những chiếc lông màu đen, vàng, trắng cùng đôi cánh tròn. Chim sẻ thường kiếm ăn trên đồng ruộng, trong các bụi cây. Thức ăn của chú chủ yếu là các loại sâu bọ, côn trùng nhỏ, chúng cũng ăn các loại hạt, quả và trái cây. Tiếng chiêm chiếp phát ra từ cái miệng nhỏ của chú nghe thật vui tai. Những ngày mùa, cả đàn chim sẻ sà xuống đồng lúa để kiếm những hạt thóc còn rơi vãi. Chim sẻ là loài chim hiền lành, chú được mọi người yêu mến vì là một người bạn hữu ích với nhà nông.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ “là” lớp 6
  • Soạn bài Ôn tập truyện và kí lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *