Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận lớp 7 ngắn gọn hay nhất

Trong đời sống cũng như trong văn chương thì lập luận là điều cần thiết khi ta nêu lên, đưa ra một vấn đề nào đó. Nhất là trong văn nghị luận, các phương pháp lập luận luôn được vận dụng triệt để, các kĩ năng được sử dụng để tạo lập nên một áng văn mạch lạc và sáng rõ tư tưởng cần truyền đạt. Vì thế trong chương trình ngữ văn lớp 7, các em học sinh sẽ được thầy cô giáo giảng dạy về văn nghị luận, cụ thể là bố cục và cách sử dụng các phương pháp lập luận, ngay sau đó, chúng ta sẽ rèn luyện các kĩ năng thông qua bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận lớp 7. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận lớp 7 hay nhất do chúng tôi dày công biên soạn để giúp các em tiếp cận bài học dễ dàng hơn nhé. Hướng dẫn soạn bài luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận lớp 7 hay nhất do Wikihoc biên soạn

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Câu đặc biệt ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài  Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI LUYỆN TÂPHJ VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 7 NGẮN GỌN

I. Lập luận trong đời sống:

Lập luận ( Khái niệm sgk trang 32)
1. Đọc và trả lời câu hỏi:

a, Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi công viên nữa

Luận cứ: Hôm nay trời mưa

Bộ phận kết luận: chúng ta không đi công viên nữa

Mối quan hệ: Nguyên nhân- Kết quả

Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận cho nhau.

b, Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều

Luận cứ: Vì qua sách em học được nhiều điều

Bộ phận kết luận: Em rất thích đọc sách

Mối quan hệ: Nguyên nhân- kết quả

Có thể thay đổi vị trí

c, Trời nóng quá, đi ăn kem đi

Luận cứ: trời nóng quá

Bộ phận kết luận: Đi ăn kem đi

Mối quan hệ: nguyên nhân- kết quả

Có thể thay đổi vị trí

2. Bổ sung luận cứ:

a, Em rất yêu trường em, vì mỗi ngày đến trường em cùng các bạn học được nhiều điều bổ ích

b, Nói dối rất có hại, vì nói dối làm con người đánh mất niềm tin

c, Làm việc thật mệt mỏi, nghỉ lát nghe nhạc thôi.

d, Khi còn nhỏ, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ

e, Trường em sắp tổ chức một chuyến đi cho học sinh, em rất thích đi tham quan.

3. Viết kết luận:

a, Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi thôi

b, Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, học bài thôi

c, Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, hãy biết cách lắng nghe nhé

d, Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải biết nhường nhịn em

e, Cậu này ham đá bóng thật, chơi rất khá.

II. Lập luận trong văn nghị luận

1. So sánh cách lập luận

Lập luận trong đời sống mang tính chất cụ thể, hướng đến chủ thể, đối tượng nhất định. Kết luận còn tùy thuộc vào hoàn cảnh lúc diễn ra tình huống, sự việc
Lập luận trong văn nghị luận mang tính chất khái quát hơn, phản ánh một tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống hướng đến tất cả mọi người. Có tính mạch lạc cao.

2. Lập luận cho luận điểm ” Sách là người bạn lớn của con người”
a, Vì sao sách là người bạn lớn của con người?
Sách là nơi lưu trữ vốn kiến thức, kinh nghiệm được đúc rút từ lâu đời về mọi mặt của đời sống
Sách giúp chúng ta gia tăng hiểu biết

b, Cơ sở thực tế:
Sách trong đời sống trở thành người bản bởi nó luôn đồng hành với chúng ta, như một người thầy, người bạn giải đáp cho chúng ta những thắc mắc trong đời sống: Một kĩ sư cần đọc sách kĩ thuật, một học sinh cần đọc sách văn học, toán học,… Tùy vào nhu cầu thiết yếu mà sách đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống.

c, Tác dụng của luận điểm:
Giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của sách, giá trị của nó trong đời sống
Biết trân trọng và học hỏi những giá trị đó.

3. Xây dựng luận điểm cho hai truyện Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng

“Thầy bói xem voi”
Luận điểm: Trong cuộc sống chúng ta cần có cái nhìn đa chiều
Vì mọi sự vật trong cuộc sống kể cả con người luôn nằm trong quy luận của sự vận động, đổi thay không ngừng, có nhiều mặt khác nhau cần con người ta nhìn nó với một lăng kính khôn ngoan. Trong thực tế, có nhiều sự việc tình huống xảy ra sẽ được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau để đánh giá tính chất của nó. Điều đó là cần thiết đề tránh đi cái nhìn bảo thủ và thiển cận. Chính vì vậy, mỗi con người cần hiểu được cơ chế vận động của sự vật sự việc, quan sát chúng, đặt ra nhiều hoàn cảnh khác nhau để soi chiếu vấn đề.

” Ếch ngồi đáy giếng”
Luận điểm: Cái tôi cao ngạo sẽ khiến chúng ta phải trả giá đắt
Ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện ngụ ngôn đề cập đến vấn đề cái tôi trong cuộc sống. Sự cao ngạo, tự tin quá mức khiến chính bản thân mình phải chịu sự tổn thương thậm chí phải trả giá bằng mạng sống. Vì vậy, dù ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào thì khiêm tốn và học hỏi là điều cần thiết để chúng ta có thêm nhiều hiểu biết và tránh được những sai lầm không đáng có.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *