Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7 đầy đủ hay nhất tại website học tập wikihoc.com các phần trả lời câu hỏi, luyện tập

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận lớp 7
  • Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận lớp 7

Tình yêu nước là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Tình yêu nước có thể là tình yêu đối với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, yêu lũy tre xanh, yêu đồng ruộng, yêu gia đình. Đặc biệt, khi đất nước có giặc ngoại xâm thì tình cảm ấy lại càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tình yêu nước làm nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cuốn phăng bè lũ cướp nước và bán nước. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, thời bình hay thời chiến, lòng yêu nước vẫn sẽ mãi là phẩm chất sáng ngời của nhân dân Việt Nam, là sức mạnh để chúng ta vượt qua mọi chông gia thử thách. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7

SOẠN BÀI TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA LỚP 7

I- Tìm hiểu chung bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1. Tác giả

  • Hồ Chí Minh(1890-1969) là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người dẫn dắt nhân dân ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
  • Người còn là một nhà ngoại giao, một chính trị gia lỗi lạc, danh nhân văn hóa thế giới
  • Bác quan niệm văn chương cũng là một thứ vũ khí để chiến đấu

2. Tác phẩm

Văn bản trích trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam

II- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7

Câu 1 trang 26 SGK văn 7 tập 2:

Bài văn nghị luận về vấn đề: Dân ta có một lòng yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta

Câu 2 trang 26 SGK văn 7 tập 2:

Bố cục bài viết:

  • Phần 1: từ đầu… lũ bán nước và cướp nước: Nhận định chung về lòng yêu nước
  • Phần 2: tiếp theo… lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước
  • Phần 3: còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta

Trình tự lập luận:

  • MB: Nêu luận điểm
  • TB: Dùng thực tế chứng minh làm rõ mở bài
  • KB: Bàn thêm về lòng yêu nước

Câu 3 trang 26 SGK văn 7 tập 2:

Những dẫn chứng trong bài:

  • Những cuộc kháng chiến vĩ đại, những trang sử vẻ vang: Bà Trưng, Bà Triệu
  • Lòng yêu nước hiện nay thể hiện ở: các cụ già, cháu nhi đồng, kiều bào, đồng bào vùng tạm chiếm, nhân dân miền ngược, miền xuôi, chiến sĩ công chức, nông dân, công nhân, địa chủ

=> Dẫn chứng tiêu biểu, theo trình tự thời gian

Câu 4 trang 26 SGK văn 7 tập 2:

Các hình ảnh so sánh được sử dụng:

  • Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước

=> Làm cho hình ảnh so sánh cụ thể, dễ liên tưởng, khẳng định sức mạnh của tinh thần yêu nước

  • Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm

=> Lòng yêu nước tồn tại ở hai dạng: bộc lộ rõ ràng đầy đủ và tiềm tàng kín đáo

Câu 5 trang 26 SGK văn 7 tập 2:

a.  Câu mở đoạn: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước

Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau ở nơi lòng nồng nàn yêu nước

b. Các dẫn chứng được sắp xếp theo mô hình “từ… đến”

c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “từ… đến” có mối quan hệ theo những phương diện: tuổi tác, vùng miền, giai cấp, các mặt trận

Câu 6 trang 26 SGK văn 7 tập 2:

Nghệ thuật lập luận nổi bật:

  • Bố cục rõ ràng, chặt chẽ
  • Dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, tổ chức theo trình tự thời gian, toàn diện ở mọi mặt
  • Hình ảnh so sánh gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật sức mạnh của tinh thần yêu nước

III- Luyện tập Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 

Câu 2 trang 27 SGK văn 7 tập 2:

Đất nước ta đang trên đà thay da đổi thịt. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ vùng núi đến hải đảo, mọi người đều ra sức nỗ lực để xây dựng và làm giàu cho đất nước. Đi đến đâu, ta cũng có thể bắt gặp những đồng lúa xanh tươi tốt, những ngôi nhà cao tầng đang mọc lên sừng sững. Là chủ nhân tương lai của đất nước, em tự nhủ phải cố gắng học thật tốt để mai này góp phần dựng xây Tổ quốc thân yêu.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Câu đặc biệt lớp 7
  • Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *