Soạn bài Quan âm Thị Kính ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Quan âm Thị Kính ngắn gọn lớp 7Chèo là một loại hình văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời của dân ta, bao gồm kịch hát múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. Chèo thường được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục đạo đức cho con người. Nó đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân Việt, mang bản sắc văn hóa và tâm hồn dân tộc. Một trong những vở chèo nổi tiếng là Quan âm Thị Kính. Vở chèo đã thể hiện sự đối lập giàu- nghèo trong xã hội cũ thông qua xung đột gia đình, hôn nhân và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ xưa: hiền lành, chân thật, biết giữ lễ nghi… Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Quan âm Thị Kính ngắn gọn lớp 7 Hướng dẫn soạn bài Quan âm Thị Kính ngắn gọn lớp 7 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho bài soạn của mình

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Liệt kê ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI QUAN ÂM THỊ KÍNH NGẮN GỌN LỚP 7

Câu 1/ 120 SGK văn 7 tập 2:

Thị Kính là con gái Mãng Ông, vốn nết na, xinh đẹp nên được gả cho Thiện Sĩ dòng dõi kinh thư. Đêm khuya, Thiện Sĩ học bài ngủ gật, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên sẵn con dao trong tay định xén đi. Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy và hét toáng lên. Mẹ chồng nghi ngờ Thị Kính có ý định giết chồng nên mắng chửi và gọi Mãng Ông sang dẫn con gái về. Sau đó, Thị Kính giả nam, xin vào chua tu và có biệt hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu là con gái phú ông vốn tính lẳng lơ, dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu có thai, mang lên chùa đổ vạ cho Kính Tâm. Kính Tâm ròng rã 3 năm xin sữa nuôi con, cuối cùng chết đi mọi người mới biết là nữ, lập đàn giải oan và nàng hóa thành Quan âm Thị Kính

Câu 3/ 120 SGK văn 7 tập 2:

Trong đoạn trích có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

Nhân vật Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật tạo xung đột chính của đoạn trích:

  • Sùng bà: đại diện cho tầng lớp thống trị
  • Thị Kính: tiêu biểu cho người nông dân có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu thiệt thòi, bất hạnh

Câu 4/ 120 SGK văn 7 tập 2:

Khung cảnh ở đầu đoạn trích là khung cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm, hạnh phúc

Qua lời nói và cử chị, ta thấy Thị Kính là người vợ hiền đảm đang, yêu thương chồng hết mực

Câu 5/ 120 SGK văn 7 tập 2:

Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính:

Hành động:

  • Dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên
  • Không cho Thị Kính phân bua
  • Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống

Lời nói:

  • Coi thường, dè bỉu, xỉ vả, lăng nhục xuất thân của Thị Kính
  • Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo về gia cảnh nhà mình

=> Sùng bà là người độc ác, tàn nhẫn, hợm hĩnh

Câu 6/ 120 SGK văn 7 tập 2:

Thị Kính kêu oan 5 lần: 4 lần với chồng và mẹ chồng, 1 lần với Mãng Ông

Thị Kính chỉ nhận được sự cảm thông, thấu hiểu khi kêu oan với Mãng Ông

=> Đó là sự cảm thông giữa những người có cùng cảnh ngộ, biết yêu thương, che chở cho nhau

Câu 7/ 120 SGK văn 7 tập 2:

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm hạ nhục cha con Thị Kính:

  • Lừa Mãng ông sang “ăn cữ cháu” sau đó vu oan cho Thị Kính “nửa đêm cầm dao giết chồng”
  • Dúi ngã Mãng Ông, trả con gái về, đoạn tuyệt quan hệ thông gia

Xung đột kịch cao trào nhất ở đoạn này: Thị Kính không chỉ bị đẩy vào cảnh bị oan, hạnh phúc gia đình tan vỡ mà còn chứng kiến cảnh gia đình mình bị nhà chồng xem thường, làm nhục

Câu 8/ 120 SGK văn 7 tập 2:

Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà thể hiện qua cử chỉ và lời hát: đau đớn trước cảnh hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, thương xót cho thân phận phải chịu oan nghiệt của mình

Việc Thị Kính quyết đi tu hành có ý nghĩa:

  • Tích cực: Thị Kính muốn sống để tỏ rõ con người đoan chính của mình
  • Tiêu cực: Đây không phải con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ vì Thị Kính không đấu tranh mà nhẫn nhục cam chịu

Luyện tập Quan âm Thị Kính

Câu 1/ 121 SGK văn 7 tập 2:

Đêm khuya, Thiện Sĩ ngồi đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi khâu bên cạnh, thấy chồng có sợi râu mọc ngược liền lấy dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình hét toáng lên. Sùng bà vốn không ưa Thị kính vì có xuất thân nghèo khó, liền vu cho nàng có ý định giết chồng. Sùng bà gọi Mãng Ông sang sỉ vả và trả con gái về. Sùng ông, Sùng bà mặc kệ hai bố con ôm nhau than khóc, bỏ vào trong nhà

Câu 2/ 121 SGK văn 7 tập 2:

“Oan Thị Kính” chỉ những nõi oan quá mức chịu đựng, không thể giãi bày được

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Văn bản đề nghị ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *