Soạn bài Từ hán việt (tiếp theo) lớp 7 ngắn gọn hay nhất

Bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là từ Hán Việt, tìm hiểu đặc điểm cơ bản về từ Hán Việt – từ loại mang đậm phong vị dân tộc. Tiếp nối bài học trước, chúng ta cùng tìm hiểu về bài học này Từ hán việt (tiếp theo). Qua bài học này chúng ta hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt trong nói, viết nhằm tăng tính biểu cảm , có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Từ hán việt (tiếp theo) để giúp các bạn có được sự chuẩn bị đầy đủ trước khi vào bài học. Hướng dẫn soạn bài Từ hán việt (tiếp theo) lớp 7 ngắn gọn

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Bài ca Côn Sơn ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI TỪ HÁN VIỆT (TIẾP THEO) LỚP 7 NGẮN GỌN

I. Sử dụng từ hán việt.

1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

  a. Nhằm tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính, hoặc tránh cảm giác ghê sợ.

 b. Tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.

2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt

 Câu (2) trong ý (a) và câu (2) trong ý (b) có cách diễn đạt hay hơn so với câu tương tự sử dụng từ Hán Việt. Vì trong lời ăn tiếng nói mang tính sinh hoạt, sử dụng từ Hán Việt không phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.

II. Luyện tập bài từ Hán Việt (tiếp theo).

1. Câu 1 trang 83 SGK văn 7 tập 1:

  •   (1) – mẹ; (2) – thân mẫu
  •   (1) – phu nhân; (2) – vợ
  •   (1) – sắp chết / sắp chết; (2) – lâm chung / lâm chung
  •   (1) – giáo huấn ; (2) – dạy bảo

2. Câu 2 trang 83 SGK văn 7 tập 1:

Vì dùng từ hán Việt tạo sắc thái trang trọng

3. Câu 3 trang 84 SGK văn 7 tập 1;

Những từ hán Việt góp phần dùng sắc thái cổ xưa: giảng hòa, cầu thân, hào hiếu, nhan sắc tuyệt trần…

4. câu 4 trang 84 SGK văn 7 tập 1:

Hai từ Hán Việt bảo vệ và mĩ lệ dùng không phù hợp hoàn cảnh giao tiếp,làm lời nói thiếu tự nhiên

Dùng từ thuần Việt thay thế:

  •  Câu 1: nảo vệ -> giữ gìn
  •  Câu 2: mĩ lệ -> đẹp đẽ

 

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *