Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng lớp 7 đầy đủ hay nhất trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1 tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Từ đồng âm lớp 7
  • Soạn bài Các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm lớp 7

Thiên nhiên trong thơ Bác như một bức tranh thủy mặc, luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên. Qua những vần thơ trong trẻo ấy, ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu thơ ca tha thiết. Tình yêu thiên nhiên trong Bác luôn đồng hành cùng tình yêu quê hương đất nước. Hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu hai bài thơ của Bác để hiểu rõ hơn phong thái ung dung, tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu nước sâu nặng của Bác dành cho dân tộc, đó là bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.

SOẠN BÀI CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG NGỮ VĂN 7 TẬP 1

I. Tìm hiểu chung bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tập 1

1. Tác phẩm

Tác phẩm Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Tác giả

Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam (1890 – 1969). Bác không chỉ là người dẫn dắt nhân dân ta đấu tranh dành độc lập dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn đồng thời là một Danh nhân văn hóa thế giới.

Thơ của người thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, đất nước và ý chí chống giặc ngoại xâm một cách sâu sắc

II. Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tập 1

1. Câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hai bài thơ Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được Bác sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

Đặc điểm về thể thơ này:

  •    Mỗi dòng có 7 chữ
  •    Mỗi bài thơ có 4 câu
  •   Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4
  • Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4).
  •  Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.

2. Câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya

  • Hai câu thơ đầu tiên trong bài được tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên trong đêm trăng sáng. Cảnh vừa có tình vừa có thơ, vừa có nhạc, vừa có họa. Cái tình được nói đến qua trăng, qua suối, có hoa chốn non xanh nước biếc, tiếng nhạc của dòng suối như tiếng hát trong trẻo của một cô thôn nữ nào đó miền sơn cước. Tiếng suối từ xa xọng lại, hòa theo âm vang của núi rừng lúc gần lúc xa, hư hư thực thực. Cảnh vật được tác giả miêu tả bắt đầu không phải bằng những bút pháp tả cảnh hoa lệ mà bằng âm thanh của dòng suối. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh mà cảnh vật trở nên gần gũi với con người, mang sức sống của tuổi trẻ. Và trong không gian tĩnh mịch ấy, ánh trăng bao phủ khắp không gian tạo nên một hình ảnh thật lung linh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng, cổ thụ và hoa như giao hòa cùng với nhau, soi sáng cho nhau. Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ.

3. Câu 3 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng của tác giả:

  • Sự thao thức không ngủ được vì say đắm trước cảnh thiên nhiên, núi rừng.
  • Sự lo lắng của tác giả trước vận mệnh của đất nước

Trong hai câu thơ cuối từ “chưa ngủ” được lặp lại, không chỉ thể hiện tâm hồn nghẹ sĩ của Bác trước cảnh đẹp nơi núi rừng Việt Bắc mà còn thể hiện nỗi lo lắng, bồn chồn, suy nghĩ của Người trước vận mệnh của dân tộc.

4. Câu 4 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng.

  • Hình ảnh không gian trong bài thơ tràn ngập ánh trăng, không gian núi rừng bao la, rộng lớn. Bầu trời, mặt nước, dòng sống trong bài thơ như hòa quyện, nối liền với nhau.
  • Câu thơ thứ hai được tác giả miêu tả từ gần tới xa, từ thấp đến cao tạo ra độ rộng cảu không gian, chiều sâu của cảnh vật. Từ “xuân” được tác giả nhắc đến ba lần làm cho toàn bộ câu thơ tràn ngập trong sắc xuân. Sự sống của mùa xuân bao trùm lên toàn bộ không gian, nhựa sống mới như đang hòa quyện, đang chảy trong dòng nước, bầu trờ, và cả núi rừng Việt Bắc.

5.Câu 5 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Bài Nguyên tiêu (Phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh trong bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc : Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu).

6. Câu 6 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ là:
  • Tâm hồn của một thi sĩ, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình của cảnh vật nơi núi rừng. Qua đó, thể hiện phong thái ung dung, tự tại, lạc quan Bác.

7. Câu 7 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

  • Trong bài thơ Cảnh khuya, ánh trăng được tác giả nhân hóa như một người bạn của tác giả, ánh trăng soi tỏ cho cảnh vật, làm nền cho cảnh vật, trăng lồng vào cổ thụ in hình xuống mặt đất. Ánh trăng, cảnh vật, con người như hòa quyện cùng với nhau
  • Trong bài thơ Rằm tháng giêng, ánh trăng được miêu tả bên dòng sông, ánh trăng trong bài thơ tràn ngập sắc xuân, mang tới sự tươi mới cho cả đất trời và cả tâm hồn của tác giả.

III. Luyện tập bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 tập 1

1. Câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Học thuộc lòng hai bài thơ

2. Câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Một số câu thơ, bài thơ của Bác nói về cảnh thiên nhiên là

Trong tù không rượu cũng không hoa

 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

         (Ngắm trăng – Nhật kí trong tù)

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng, bụi không mờ

Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa

(Mới ra tù tập leo núi)

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Thành ngữ lớp 7
  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7

Similar Posts

4 Comments

  1. Hi there! I could have sworn I’ve been to this site before but after browsing through some
    of the articles I realized it’s new to me. Anyhow,
    I’m certainly happy I found it and I’ll be bookmarking
    it and checking back regularly! I saw similar here: Sklep internetowy

  2. Hey there! Do you know if they make any plugins to assist with
    SEO? I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords but
    I’m not seeing very good success. If you know of any please share.
    Appreciate it! You can read similar blog here: Sklep internetowy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *