Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận lớp 7

Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận lớp 7 tại wiki.hoc hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất lớp 7
  • Soạn bài Chương trình địa phương(Phần văn và Tập làm văn) lớp 7

Trong các buổi toạ đàm trên ti vi ta vẫn thường được nghe những văn bản mang tính khao học, logic, vwosi nhiều câu văn lí luận sâu sắc. Ta có tự hỏi đó là kiểu văn bản gì hay không? Câu trả lời đó là văn nghị luận.Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Vậy văn nghị luận là gì ? khi nào chúng ta có nhu cầu nghị luận ? Baì học: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận” sẽ giúp chúng ta hiểu được về văn nghị luận và bước đầu khám phá về loại văn bản mới. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”

SOẠN BÀI TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 7

I . Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.

1. Nhu cầu nghị luận 

a. Câu hỏi

  • Vì sao em thích đọc sách?
  •  Vì sao em thích xem phim?
  •  Vì sao em học giỏi ngữ văn?

b. Không thể vì:

  • Tự sự là thuật, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể hình ảnh, chưa có sức khái quát, chưa có khả năng thuyết phục.
  •  Miêu tả: dựng lại chân dung cảnh, người vật, sự vật, sinh   
  •  Biểu cảm cũng ít nhiều dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm không có khả năng giải quyết vấn đề.
  •  Xã luận, bình luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các mục nghiên cứu, phê bình, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về học thuật

 2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a. Mục đích: Chống giặc dốt: một trong ba thứ giặc nguy hại sau CMT8/1945, chống nạn thất häc do cuộc sống ngu dân của thực dân Pháp để lại.

Để thực hiện mục đích ấy, bài nêu ra   luận điểm   “ Mọi người Việt Nam phải biết quyền lời… biết viết chữ quốc ngữ”
 b. Lí lẽ:

  •   Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ -> lạc hậu, dốt nát.
  •  Phải biết đọc biết viết thì mới có kiến thức xây dựng nước nhà. – Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ Quốc ngữ.
  • Góp sức vào bình dân học vụ.
  • Đặc biệt phụ nữ càng cần phải học .
  • Thanh niên cần sốt sắng giúp đỡ.

c. Các loại văn bản trên khó có thể vận dụng để thực hiện mục đích, khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách ngắn gọn, chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ

II. Luyện tập Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1. Câu 1 trang 9 sgk văn 7 tập 2

a. Đây chính là một văn bản nghị luận vì:

  Vấn đề đưa ra để bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội: cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội -một vấn đề thuộc lối sống đạo đức

 Để giải quyết vấn đề trên, tác giả sử dụng nhiều lí lẽ, lập luận 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu.Cần tạo thói quen tố và khắc phục thói quen xấu trong đời sống hàng ngày từ những việc tưởng chừng rất nhỏ

Câu văn biểu hiện ý kiến trên: “ Có người biết phân biệt tốt và xấu văn minh cho xã hội” -> đó là lí lẽ

 Dẫn chứng:

  •    Thói quen tốt: luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách
  •    Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, gạt tàn bừa bãi, vứt rác bừa bãi

c. Bài nghị luận nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế ở thành thị. Em tán thành vị tính chặt chẽ và đúng đắn của nó.

2. Câu 2 trang 10 sgk văn 7 tập 2

Bài văn trên chia làm 3 phần :

  • Hai câu đầu tiên, Mở bài, nói về thói quen tốt.
  • Đoạn tiếp theo, Thân bài, nói về các thói quen xấu.
  • Ba câu cuối cùng, Kết bài, kêu gọi xây dựng thói quen tốt từ mỗi người, mỗi gia đình.

3. Câu 3/10 sgk văn 7 tập 2

Đoạn 1: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa, chỉ tiếc rằng chưa được xả thịt , lột da, moi gan, nuốt máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng
Đoạn 2: Lòng vị tha
Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi…Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng,việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm.Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.Song nếu nhìn lại,việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày,vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học…Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người.Vì vậy,hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.

4. Câu 4 trang 10 sgk văn 7 tập 2

Bài văn Hai biển hồ là văn bản nghị luận. Việc kể chuyện hai biển hồ chỉ là phương tiện để đi đến vấn đề tư tưởng : cần phải sống sẻ chia, hoà hợp thì mới có ích cho mình và cho mọi người , nếu không sẽ chết dần chết mòn như biển Chết.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Tục ngữ về con người, xã hội lớp 7
  • Soạn bài Rút gọn câu lớp 7

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *