Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Để viết được một văn bản không phải là điều đơn giản. Không ai vừa ngồi vào bàn đã có thể cầm bút viêt một mạch một bài văn mà không nghĩ ngợi gì, có chăng thì đó hoặc là thiên tài hoặc là một kẻ ngốc không biết làm văn. Tôi tin rằng bạn không chăc chắn mình là một thiên tài nhưng cũng không mong mình là một kẻ ngốc phải không? Đó là lí do khi chuẩn bị làm một bài văn chúng ta cần cả một quá trình để tạo lập được bài văn đó, đó là các bước tìm hiểu về bài văn đó cùng lập dàn ý những điều mà mình sẽ viết. Điều này vô cùng quan trọng chứ không phải là công việc thừa nên cần chú ý. Sau đây là bài Soạn Quá trình tạo lập văn bản ngắn gọn lớp 7. Hướng dẫn Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản ngắn gọn lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Từ láy ngắn gọn lớp 7

Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản ngắn gọn lớp 7

I. Các bước tạo lập văn bản

Câu 1- SGK/45 văn 7 tập 1

  • Khi cần viết một điều gì đó thành một bài văn hoàn chỉnh, người ta có nhu cần tạp lập một văn bản.
  • Điều thôi thúc người ta phải viết thư đó là nhu cầu muốn nói, bày tỏ một điều gì đó với người nhận thư.

Câu 2- SGK/45 văn 7 tập 1

Bốn vấn đề của một văn bản:

  • Viết cho ai?
  • Viết để làm gì?
  • Viết về cái gì?
  • Viết như thế nào?

Câu 3- SGK/45 văn 7 tập 1

Sau khi xác định được bốn vấn đề nêu trên cần lập dàn ý để tạp lập văn bản.

Câu 4- SGK/45 văn 7 tập 1

  • Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa thể tạp lập được văn bản.
  • Viết thành văn cần đạt tất cả những yêu cầu đã nêu.

Câu 5- SGK/45 văn 7 tập 1

  • Có thể coi văn bản là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành.
  • Yêu cầu kiểm tra: Các yêu cầu đã nêu ở bài tập 4- SGK/45 văn 7 tập 1

II. Luyện tập Quá trình tạo lập văn bản

Câu 1- SGK/46 văn 7 tập 1

a) Khi tạo lập văn bản ấy, điều tôi muốn nói là thực sự cần thiết

b) Tôi đã quan tâm đến việc mình viết cho ai nên đã điều chỉnh cách viết, cách xưng hô cũng như từ ngữ để phù hợp với đối tượng ấy.

c) Tôi lập dàn ý khi làm văn. Khi lập sẵn một bố cục trước lúc làm văn thì khi bắt tay vào viết bài chúng ta sẽ có sơ đồ định hướng rõ ràng trong đầu, không lo lạc đề, thiếu ý, văn viết ra cũng mạch lạc, trôi chảy hơn.

d) Sau khi hoàn thành xong bài văn, em thường kiểm tra lại bài. Khi kiểm tra sửa chữa bài viết ta sẽ phát hiện những lỗi vô tình mà ta mắc phải, sửa chữa nó để bài văn hoàn chỉnh hơn.

Câu 2- SGK/46 văn 7 tập 1

Việc mà bạn làm là không phù hợp trong buổi báo cáo kinh nghiệm. Cần sửa:

a) Không chỉ nói việc mình đã học như thế nào mà cần rút ra kinh nghiệm của bản thân trong quá trình học.

b) Nên quay về phía các bạn học sinh và nói: “Thưa các bạn” vì học sinh mới là đối tượng chính trong buổi thảo luận hôm đó.

Câu 3- SGK/46 văn 7 tập 1

a) Dàn bài không cần thiết phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp mà chỉ cần gạch ý và không cần để ý đến sự liên kết giữa các câu chỉ cần các ý đều hướng về chủ đề văn bản.

b) Cần:

  • Dùng kí hiệu riêng để phân biệt mục đích lớn và mục đích nhỏ (gạch đầu dòng, cộng đầu dòng,…)
  • Kiểm tra thật kĩ xem những ý trên đã hướng về chủ đề văn bản và đã đầy đủ chưa.

Câu 4- SGK/47 văn 7 tập 1

Thay mặt En-ri-co viết một bức thư xin lỗi mẹ, cần phải:

Xác định:

  • Đối tượng nhận thư: mẹ
  • Bức thư viết để làm gì? Xin lỗi
  • Viết về nỗi ân hận khi thiếu lễ độ với mẹ

Lập dàn ý cho bài viết.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Những câu hát than thân ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Những câu hát châm biếm ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *