Giáo án bài Thầy bói xem voi – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Thầy bói xem vo

1. Kiến thức

– Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.

– Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Thầy bói xem voi” – Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

2. Kĩ năng

– Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

– Kể lại được truyện.

3. Thái độ

– Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực khi tìm hiểu nhân vật ngụ ngôn.

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện Ếch ngồi đáy giếng ?

3. Bài mới

Trong cuộc sống hằng ngày , muốn nhìn nhận đánh giá một vấn đề nào đó , chúng ta cần phải xem xét sự việc một cách đầy đủ ,toàn diện có như vậy mới đánh giá đúng…

4. Củng cố, luyện tập

– Tóm tắt lại truyện?

– Bài học rút ra từ truyện ntn?

– Liên hệ thực tế.

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học bài, kể lại truyện.

– Soạn bài : Danh từ (tiếp)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích

GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu

– Gọi HS đọc

– Đọc chú thích* sgk

– Thế nào là “phàn nàn”? “quản voi”?

– Giải nghĩa từ: thầy bói, sun sun, quạt thóc, đòn càn?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc

Yêu cầu đọc : Rõ ràng, phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật, chú ý giọng của mỗi thầy bói.

2. Chú thích : (sgk)

– Phàn nàn : Thái độ không vui vì không hài lòng, biểu thị bằng lời nói.

– Quản voi : Trông nom, điều khiển voi ( quản tượng, nài voi).

Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản.

– Truyện thuộc kiểu văn bản nào?

– Truyện chia làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn ?

– Các nhân vật trong truyện này có gì khác với các nhân vật trong truyện Ếch ngồi đáy giếng?

– Năm ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào?

– Hoàn cảnh xem voi có dấu hiệu nào không bình thường?

– Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt?

– Mượn chuyện xem voi oái oăm này, nhân dân muốn biểu lộ thái độ gì đối với thầy bói?

– Sau khi sờ voi, các thầy bói lần lượt nhận xét về voi như thế nào?

– Em có nhận xét gì về những nhận thức của thầy bói về voi?

– Thái độ của các thầy?

– Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ nào?

– Nguyên nhân của những sai lầm ấy?

* GV: Tóm lại là sai ở phương pháp nhận thức.

– Mượn sự việc này, nhân dân ta muuốn khuyên răn điều gì?

– Hậu quả của việc xem voi? Tìm chi tiết?

– Nhận xét gì về cách kể ở đoạn này? Tác dụng?

– Qua sự việc này nhân dân ta muốn tỏ thái độ như thế nào với những người làm nghề bói toán?

II..Đọc hiểu văn bản :

1 .Kiểu văn bản: Tự sự.

2. Bố cục

– Đoạn 1 : Từ đầu → sờ đuôi : Các thầy bói xem voi.

– Đoạn 2 : → chổi sể cùn : Các thầy bói phán về voi.

– Đoạn 3 : Còn lại : Hậu quả của việc xem và phán về voi.

3- Phân tích

a. Các thầy bói xem voi

– Hoàn cảnh: Bị mù, ế hàng, chưa biết hình thù con voi.

→ Vui chuyện tán gẫu chứ không có ý định tán gẫu.

– Cách xem: Dùng tay để xem voi, mỗi thầy sờ một bộ phận.

→ Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói.

b. Các thầy bói nhận xét về voi

– Con voi nó giống:

+ Con đỉa.

+ Cái đòn càn.

+ Cái quạt thóc.

+ Cái cột đình.

+ Cái chổi xể cùn.

→ Nhận thức chỉ đúng một bộ phận.

– Thái độ của các thầy:

+ Tin những gì mình nhìn thấy.

+ Phản bác ý kiến của người khác.

+ Khẳng định ý kiến của mình.

→ Không nên chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thức đúng sự vật phải xem xét toàn diện.

c. Hậu quả

– Chưa biết hình thù con voi.

– Đánh nhau toác đầu chảy máu.

→ Phóng đại → Tô đậm sự sai lầm và thái độ bảo thủ, phiến diện của các thầy.

→ Châm biếm sự hồ đồ của nghề thầy bói.

Hoạt động 3: Tổng kết

– Nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện?

– Nội dung truyện?

– Bài học ngụ ngôn trong truyện này là gì?

HS đọc ghi nhớ sgk

III- Tổng kết

1. Nghệ thuật

Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên răn người đời bài học sâu sắc.

2. Nội dung

Phê phán nghề thầy bói, khuyên người ta muốn hiểu đúng sự vật phải nghiên cứu toàn diện sự vật đó.

– Bài học : Đánh giá, xem xét phải toàn diện, khách quan, có tính tổng hợp

+ Bảo vệ ý kiến cá nhân đúng song lắng nghe ý kiến người khác.

+ Sai lầm về phương pháp → kết quả sai.

* Ghi nhớ (sgk)

Hoạt động 4. Luyện tập

GV hướng dẫn HS làm bài tập

IV. Luyện tập

– Có người cho 5 ông thầy đúng? sai? Ý kiến em như thế nào?

+ Đúng : tả từng bộ phận của voi bằng từ ngữ ví von, giàu sức gợi tả.

+ Sai : Khái quát vội vã- lấy bộ phận để nói toàn thể → phiến diện.

Nên : Kết hợp ý kiến 5 người + xem toàn diện.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *