Giáo án bài Con Hổ có nghĩa – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Con Hổ có nghĩa

1. Kiến thức

– Hiểu được bước đầu về thể loại truyện trung đại.

– Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa.

– Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại.

2. Kĩ năng

– Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.

– Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng Con hổ có nghĩa.

– Kể lại được truyện.

3. Thái độ

– Có lòng biết ơn trong cuộc sống.

– Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu truyện.

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

3. Bài mới

4. Củng cố, luyện tập

– Thế nào là truyện trung đại?

– Em có suy nghĩ gì sau khi học hai truyện?

– Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học bài.

1. Bài tập trắc nghiệm:

1. Lời nhận xét nào sai về truyện trung đại?

A. Đó là những truyện được viết trong thời kì trung đại.

B. Đó là những truyện truyền miệng trong dân gian.

C. Đó là những truyện mang đậm tính giáo huấn.

D. Đó là những truyện có cách viết đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.

2. Nhận xét nào gần đúng với ý nghĩa truyện?

A. Truyện đề cao tình cảm thuỷ chung giữa con người với nhau.

B. Truyện đề cao tình cảm giữa con người với loài vật.

C. Truyện đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.

D. Truyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật

– Soạn bài : Động từ.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu chú thích :

– GV nêu yêu cầu đọc.

– Kể tóm tắt lại toàn bộ văn bản.

HS đọc chú thích (sgk)

– Nêu hiểu biết của em về truyện trung đại (thời gian, nghệ thuật, nội dung)

– Giải nghĩa từ Mỗ, Tiều?

– Em biết gì về tác giả:

* GV: Giới thiệu thêm về tác giả:

Quê: Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc. Ông đỗ cử nhân năm 17 tuổi, làm quan dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, cương trực.

I . Đọc và tìm hiểu chú thích :

1 .Đọc , kể :

– Yêu cầu đọc:

Đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hành động của hai con hổ.

– Kể tóm tắt:

+ Bà đỡ Trần được hổ chồng mời đi đỡ đẻ cho hổ vợ. Xong việc, hổ chồng lại cõng bà ra khỏi rừng và đền ơn 10 lạng bạc.

+ Bác Tiều Mỗ ở Lạng Sơn cứu hổ khỏi bị hóc xương. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác Tiều. Bác Tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác Tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.

2- Chú thích

+ Truyện trung đại:

– Thời gian: từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.

– Thể loại: truyện văn xuôi chữ Hán, cách viết gần với kí, sử.

– Cốt truyện: đơn giản, kể theo trật tự thời gian, nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động, tâm lí, tâm trạng còn đơn giản, sơ sài.

– Nội dung: mang tính chất giáo huấn đạo đức.

+ Tác giả:

Vũ Trinh 1759 – 1828.

*Hoạt động 2 Đọc và hiểu văn bản

– Truyện con hổ có nghĩa thuộc kiểu văn bản nào đã học?

– Văn bản có mấy phần? từng phần kể chuyện gì?

– Nhân vật trung tâm của truyện là nhân vật nào?

– con hổ thứ nhất được giới thiệu trong tình huống nào?

– Em có nhận xét gì về tình huống này?

* GV: khi viết bài văn tự sự chúng ta cũng cần phải xây dựng được những tình huống truyện để thúc đẩy câu chuyện phát triển.

– Thấy hổ trong tình trạng như vậy, bà đỡ Trần đã có thái độ và hành động như thế nào?

– Em có nhận xét gì về những hành động đó?

– Hành động đó biểu hiện phẩm chất gì?

– Cảm kích trước tấm lòng của họ, hổ thứ nhất đã cư xử như thế nào?

con hổ thứ nhất đã đền ơn bà đỡ Trần ntn?

– Điều đó cho em thấy tình cảm của hổ đối với bà đỡ Trần như thế nào?

– Con hổ thứ 2 được giới thiệu trong tình huống nào?

– Em có nhận xét gì về tình huống này?

– Thấy hổ trong tình trạng như vậy, bác Tiều phu đã có thái độ và hành động như thế nào?

– Em có nhận xét gì về những hành động đó?

Hành động đó biểu hiện phẩm chất gì?

Cảm kích trước tấm lòng của họ, hổ thứ 2 đã cư xử như thế nào?

? con hổ thứ 2 đã đền ơn bác Tiều phu ntn?

Qua sự đền ơn con hổ thứ 2 muốn thể hiện tình cảm gì?

– Em thích cách đền ơn nào? Vì sao?

* GV: Đó chính là NT tăng cấp khi nói đến cái nghĩa của con hổ.

– Trong thực tế con hổ có như vậy không? Đó là NT gì?

* GV: Nhờ NT nhân hoá, chúng ta không chỉ thấy hổ có lòng biết ơn đối với người đã cứu giúp mình mà hành động của hổ đực ở câu chuyện 1 cũng giúp người thấy được hổ cũng biết thương vợ, quí con…mang tính người đáng quí.

– Qua tìm hiểu, em thấy hai truyện có điểm gì giống và khác nhau? (về cốt truyện, cách kể, ngôi kể, biện pháp NT)

– Mượn truyện con hổ có nghĩa tác giả muốn gửi đến chúng ta điều gì?

– Tại sao tác giả không lấy hình tượng con vật khác mà lấy hình tượng con hổ?

* GV: Con hổ – chúa sơn lâm nổi tiếng hung dữ, tàn bạo, ấy thế mà hổ còn có tình nghĩa. Mượn truyện con hổ để nói chuyện con người, câu chuyện tự nó toát lên ý nghĩa ngụ ngôn sâu sắc.

– Em hiểu “nghĩa” trong truyện Con hổ có nghĩa là như thế nào?

– Tại sao tác giả không lấy truyện 1 con hổ với hai sự việc mà lại lấy hai con hổ với hai sự việc khác nhau ở hai nơi khác nhau?

– Chúng ta đã biết giúp đỡ nhau chưa? biết đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình chưa? Cho VD cụ thể?

* GV: Đó chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

II. Đọc và hiểu văn bản :

1. Kiểu văn bản : Tự sự

2 – Bố cục: Gồm 2 phần

P1: – Từ đầu đến… hổ sống qua được: Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần.

P2: – Tiếp đến hết: Hổ trả nghĩa bác Tiều.

3 . Phân tích :

a. Con hổ với bà đỡ Trần:

– Hổ cái sắp sinh con, hổ đực đi tìm bà đỡ.

→ Gay go, nguy hiểm

* Hành động :

– Run sợ không dám nhúc nhích.

– Xoa bóp bụng hổ.

→ Hành động dũng cảm

– Cao đẹp thể hiện lòng nhân ái, tình cảm yêu thương loài vật.

– Biếu bà cục bạc

– Đền ơn một lần(vật chất)

→ Biết ơn quí trọng người đã giúp đỡ mình.

b. Con hổ với bác tiều:

– Hổ bị hóc xương.

→ Gay go, nguy hiểm

* Hành động :

– Sợ hãi, uống rượu trèo lên cây nói to.

– Thò tay lấy khúc xương bò ra.

→ Hành động dũng cảm,

– Cao đẹp thể hiện lòng nhân ái, tình cảm yêu thương loài vật.

– Biếu bác con nai. Mười năm sau bác mất đau xót cứ đến ngày giỗ lại mang dê lợn đến tế.

– Đền ơn mãi mãi (vật chất+tinh thần)

→ Biết ơn quí trọng người đã giúp đỡ mình.

→ Không, nghệ thuật nhân hóa.

→ Giống nhau : cốt truyện ngắn gọn, cách kể diễn cảm, ngôi kể thứ ba mang tính khách quan, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ.

→ Mượn chuyện con hổ nhân dân ta có dụng ý: con hổ loài vật man rợ còn có lòng biết ơn huống chi là con người.

Để đề cao lòng ân nghĩa thủy chung bền chặt.

→ ý nghĩa: giáo dục lòng biết ơn, khuyên người ta biết trọng ân nghĩa.

→ Như vậy ý nghĩa của truyện mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe.

→ Nghĩa là sống trước sau như một, tình nghĩa thủy chung.

Hoạt động 3. Tổng kết

– Nêu đặc sắc nghệ thuật hai truyện?

– Nêu nội dung, ý nghĩa hai truyện?

2 HS đọc ghi nhớ

III- Tổng kết

1- Nghệ thuật

Kể chuyện sinh động, phép nhân hóa, ẩn dụ mượn chuyện loài vật để dạy cách làm người.

2- Nội dung

Đề cao ân nghĩa thủy chung.

* Ghi nhớ (sgk)

* Hoạt động 4. Luyện tập

– Đóng vai một trong hai con hổ kể lại truyện?

IV.Luyện tập

1. Theo em vì sao truyện “Con hổ có nghĩa” được xếp vào truyện trung đại? Em biết câu chuyện nào tương tự như câu chuyện “Con hổ có nghĩa” không? Hãy kể lại?

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *