Suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước chi tiết đầy đủ

Dạng bài Nghị luận văn học dựa vào văn bản không phải là một kiểu bài dễ mà yêu cầu những kiến thức vững vàng về văn bản của học sinh kết hợp với kĩ năng vận dụng để bàn luận, nêu ý kiến. Vì thế wikihoc sẽ hướng dẫn các bạn cách làm dạng bài này với đề bài cụ thể: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

Các bài viết về chủ đề được quan tâm :

  • Dàn ý Từ bài Bàn về phép học, nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành chi tiết đầy đủ
  • Dàn ý cảm nhận về nhân vật lão Hạc
  • Dàn ý thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản
  • Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm lớp 8
  • Dàn ý bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương
  • Dàn ý Phân tích nhân vật bé Hồng bày tỏ cảm xúc của em về những em bé có cùng cảnh ngộ như thế

Cảm hứng chủ đạo của văn học thế kỷ X đến thế kỉ XV là yêu nước với những thể loại đặc trưng. Chiếu, biểu, hịch, cáo là những văn bản do vua, chúa hoặc những vị tướng đứng đứng đầu viết để ban bố mệnh lệnh hay cổ vũ, kêu gọi, khích lệ tình cảm…Dù được viết ở thể loại nào thì lời lẽ hùng hồn và thuyết phục của các văn bản này luôn thể hiện được phẩm chất cùng tầm nhìn xa trông rộng của người chỉ huy. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, các bạn sẽ bắt gặp đề bài với yêu cầu: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. Để làm tốt đề bài này các bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản về hai văn bản, từ đó vận dụng để bàn luận về vấn đề mà đề bài yêu cầu.Yếu tố nghị luận được sử dụng trong bài là chủ yếu, tuy nhiên các bạn cũng cần trau truất lời văn để bài văn nghị luận không khô khan và hấp dẫn người đọc. Dưới đây là dàn ý chi tiết đầy đủ cho đề bài này. Chúc các bạn thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN DỰA VÀO CÁC VĂN BẢN CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ HỊCH TƯỚNG SĨ, HÃY NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO ANH MINH NHƯ LÍ CÔNG UẨN VÀ TRẦN QUỐC TUẤN ĐỐI VỚI VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC.

I/ Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận

Từ khi hình thái nhà nước xuất hiện, cuộc sống của con người có nền nếp, quy củ thì đó cũng là lúc người lãnh đạo ra đời. Nước Việt ta tồn tại qua hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng bao nhiêu năm giặc ngoại xâm gây hấn âu cũng là nhờ vai trò to lớn của người đứng đầu chỉ huy. Một trong số những người chỉ huy tài tình đó là Lý Công Uẩn với “Chiếu dời đô” và Trần Hưng Đạo với “ Hịch tướng sĩ” danh bất hư truyền.

II/ Thân bài

1. Về văn bản “ Chiếu dời đô”

  • Mở đầu văn bản, Lý Công Uẩn nói lên mục đích sâu sa, tầm quan trọng của việc dời đô là để “Đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân’. Đó là một việc lớn, vừa hợp mệnh trời vừa hợp lòng dân, là để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại hạnh phúc, thái bình cho nhân dân.
  • Để khẳng định quyết định dời đô là đúng đắn, tác giả đã nêu ra hàng loạt dẫn chứng lịch sử thuyết phục: sử sách Trung Quốc đã có năm lần dời đô của nhà Thương, ba lần dời đô của nhà Chu nhằm mục đích phát triển phồn thịnh của các triều đại.
  • Lý Công Uẩn nêu ra thực tế nếu cứ đóng đo ở Hoa Lư, triều đại Đinh Lê không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi.
  • Tiếp đến tác giả chỉ ra thuận lợi của Đại La, điều này chứng tỏ sự anh minh sáng suốt của nhà vua.
  • Kết thúc bài chiếu là câu hỏi và từ “muốn” vừa thể hiện quyết tâm của Lý Công Uẩn vừa mang tính trao đổi thân tình, không ép buộc giữa nhà vua và bề tôi khiến bài chiếu có sức thuyết phục lòng người.

2. Về văn bản “Hịch tướng sĩ”

  • Trước hết Trần Hưng Đạo nêu gương của những anh hùng nghĩa sĩ đã hi sinh vì chủ để khích lệ ý chí lập công danh của họ.
  • Tố cáo những tội ác của giặc là ngang ngược, hống hách, tham lam “đi lại nghênh ngang trên đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ nhục triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ…”
  • Bộc bạch tâm sự của chính mình “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” và ý chí giết giặc không tiếc hi sinh “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.
  • Nhắc đến mối quan hệ ân tình giữa chủ tướng và binh sĩ để khích lệ thái độ trung quân ái quốc, thái độ sống ân nghĩa thủy chung.
  • Nghiêm khắc phê phán những lối sống sai trái của tướng sĩ: nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức,… Đó là lối sống bàng quang, không có trách nhiệm với vận mệnh đất nước.
  • Chỉ ra các việc cần làm: đọc cuốn “Binh thư yếu lược”, huấn luyện binh sĩ, tập dượt cung tên, nâng cao tinh thần cảnh giác. Từ đó khích lệ lòng tự trọng của các tướng sĩ.
  • Bài hịch đóng vai trò rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, nó như một hồi kèn xung trận thúc giục binh sĩ cầm vũ khí đứng lên ảo vệ độc lập dân tộc.

3. Vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước

  • Có tài thao lược, có tầm nhìn xa trông rộng, nhìn thấu suốt tình hình đất nước
  • Có tài thuyết phục được lòng dân.
  • Hiểu thời thế và lòng người, biết thừa nhận cái tốt, biết chỉ ra điểm chưa được để người dưới mình rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.
  • Những yếu tố đó của người lãnh đạo là cần thiết để gây dựng lên một đất nước hòa bình, ổn định, phồn vinh.

III/ Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về vấn đề đặt ra ở đề bài

Lịch sử nước ta viết được những trang vĩ đại là nhờ phần lớn ở công lãnh đạo của các vị tướng tài ba. Qua “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” ta không chỉ thêm tự hào về những con người anh minh luôn vì nước vì dân như Lý Công Uẩn và Trần Hưng Đạo mà trong mỗi chúng ta đều ấp ủ một ước mong được đóng góp công lao của mình vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

Mabt79_ wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *