Soạn bài Tình thái từ đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Tình thái từ lớp 8 tại wikihoc.com đầy đủ hay nhất. Cảm ơn các bạn đã tham khảo.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự lớp 8
  • Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió lớp 8

Có câu: Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam. Hản là ngữ pháp tiếng việt của chúng ta rất phong phú, phức tạp và cũng không dễ dàng gì cho người học. Ngôn ngữ là yếu tố nhứ nhất, yếu tố đầu tiên để xây dựng một văn bản. Và trong ngôn từ có rất nhiều loại từ, từ láy, từ ghép, từ tượng hình, từ tượng thanh và có cả tình thái từ. Nghe tình thái từ có phải rất lạ không, vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Tình thái từ nhé. các bạn đã biết gì về nó chưa hả. Vậy thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tình thái từ nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn dưới đây. Mong rằng các bạn sẽ tìm được gì hay ho từ đây nhé.

SOẠN BÀI TÌNH THÁI TỪ LỚP 8

I, Chức năng của tình thái từ

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Các ví dụ (a), (b), (c) khi bỏ các từ in đậm thì câu sẽ mất đi sắc thái riêng của nó. Ví dụ (a) bỏ từ à thì câu chỉ còn là câu tường thuật chứ không còn là câu nghi vấn nữa.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Ví dụ (d), từ ạ biểu thị thái độ lễ phép của học sinh.

II, Sử dụng tình thái từ

  • “Bạn chưa về à?” – Cùng lứa tuổi – mục đích nghi vấn ( à, chăng, hử, hả)
  • “Thầy mệt ạ?” – Biểu thị thái độ tình cảm – khác nhau về thứ bậc ( ạ, cơ, mà)
  •  “Bạn giúp tôi một tay nhé!” – cùng thứ bậc – mục đích đề nghị ( nhé, nhỉ, mà)
  •   “Bác giúp cháu một tay ạ!” – Không cùng thứ bậc – mục đích đề nghị ( ạ, nhé)

III, Luyện tập bài Tình thái từ

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

 Các từ in đậm là tình thái từ trong các câu: b, c, e, i.

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Ý nghĩa của các tình thái từ:

a. Chứ: biểu thị ý nghi vấn nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.

b. Chứ: biểu thị sự khẳng định.

c. Ư: biểu thị thái độ nghi ngờ.

d. Nhỉ: bày tỏ sự băn khoăn.

e. Nhé: dặn dò với thái độ thân mật, hi vọng.

g. Vậy: chấp nhận một cách miễn cưỡng, không hài lòng.

h. Cơ mà: động viên, thuyết phục.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

 Đặt câu với tình thái từ

  • Tôi đây mà!
  • Hôm nay có cửa hàng đồ ăn mới khai trương đấy!
  • Thế có chết không chứ lị!
  • Mình ăn thôi!
  • Em thích BTS cơ!
  • Anh ăn kem sữa dừa vậy!

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Đặt câu với tình thái từ nghi vấn:

  • Học sinh với thầy, cô giáo: Thưa cô, em ra ngoài được không ạ?
  • Bạn nam với bạn nữ cùng tuổi: Bạn có nhớ tớ không?
  • Con với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì: Mẹ có mệt không ạ?

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Một số tình thái từ trong tiếng địa phương:

  •  Hén – nhỉ. VD: Vui ghê hén!
  •  Mừ – mà. VD:Tớ đã bảo rồi mừ !

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm lớp 8
  • Soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *