Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm chi tiết đầy đủ

Nhân vật là linh hồn của tác phẩm văn học. Chính nhân vật là yếu tố dẫn dắt bạn đọc đi theo từng diễn biến của cốt truyện, đưa ta đến với thế giới tình cảm và những thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm vào trong tác phẩm của mình. Có lẽ, chúng ta đã được nghe kể về những câu truyện cổ tích hấp dẫn từ ngày còn nhỏ với những nhân vật vố cùng độc đáo. Lên lớp 8, chúng ta sẽ bắt gặp một nhân vật không kém phần đặc sắc- nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên. Hãy cùng Wikihoc.com chưa sẽ những cảm nghĩ của mình về nhân vật này nhé

Các bài viết liên quan tới chủ đề cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm đáng chú ý:

  • Soạn bài Cô bé bán diêm lớp 8
  • Cảm nghĩ về “Cô bé bán diêm” lớp 8
  • Cảm nghĩ về tình bạn lớp 8
  • Dàn ý bài viết số 4 lớp 8: Cảm nghĩ về tình bạn

Những câu truyện cổ tích từ bao lâu nay là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi một đứa trẻ. Trong kho tàng truyện cổ tích thế giới, những câu truyện của Andersen vô cùng nổi tiếng và giành được rất nhiều sự mến mộ của độc giả ở khắp mọi nơi. Từ nàng tiên cá xinh đẹp sẵn sàng hi sinh vì người mình yêu, người mẹ vĩ đại hi sinh chính bản thân mình để giành được  lại đứa con từ tay thần chết đến chú lính chì dũng cảm,…đều chiếm được niềm yêu thích từ biết bao thế hệ độc giả. Không chỉ thế, bằng những cốt truyện đơn giản nhưng vô cùng sáng tạo, những nhân vật vô cùng độc đáo, những câu chuyện cổ tích không chỉ có tác dụng giải trí mà còn mang đến cả những bài học nhân sinh thấm thía và sâu sắc. Nhân vật trong truyện cổ tích luôn luôn đa dạng và mang những tính cách nhất định làm nổi bật lên thông điệp của tác phẩm. Người ta nói rằng, nhân vật chính là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa đến với tác phẩm, bởi vậy mà khi xây dựng một nhân vật người nghệ sĩ phải vô cùng dụng tâm và khéo léo. Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, chúng ta sẽ đến với nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tíc cùng tên của nhà văn đại tài Andersen. Nhân vật này đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với bất kì ai đã từng đọc câu truyện. Khi cảm nhận về nhân vật cô bé bán diêm, trước hết cần phải nắm vững kiến thức về tác phẩm, lần lượt bày tỏ suy nghĩ của mình theo từng phương diện và diễn biến của cốt truyện, như thế sẽ giúp cho bài văn trở nên sâu sắc hơn. Dưới đây là dàn ý đâcy đủ chi tiết hướng dẫn cảm nhận về nhân vật cô bé bán diêm, hi vọng có thể giúp đỡ các em trong quá trình học tập. Chúc các em thành công!


DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN BÀI VĂN CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CÔ BÉ BÁN DIÊM LỚP 8

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nhân vật Cô bé bán diêm:

Trong những câu truyện cổ tích bất hủ của khó tàng văn học thế giới, không thể nào không kể đến truyện cổ tích “Cô bé bán diêm” của Andersen. Nhân vật chính của câu truyện – nhân vật cô bé bán diêm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả
II. Thân bài:
1. Số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp :

  • Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sút
  • Không những không được no ấm, không được đi học như bè bạn cùng trang lứa, cô bé còn trở thành nơi để người cha nát rượu hành hạ, cứ mỗi lần say là ông ta lại đánh đập, đuổi đi
  • Cô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tình
  • Trong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêm
  • Những căn nhà sáng rực ánh đèn và tỏa ra mùi hương của đồ ăn thơm phức nhưng ngược lại với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm vô cùng đáng thương
  • Quần áo mỏng manh mang đầy những mảnh vá, đôi dép gỗ duy nhất đã bị mất, cô phải đi chân trần trên nền tuyết lạnh buốt
  • Đi đến đâu, gặp ai cô cũng mời mua diêm nhưng chẳng ai đoái hoài hay thương tình mua giúp cô một bó
  • Giỏ diêm bị người ta xô phải nên rơi hết trên đất, nhiễm ẩm nên không thể bán được cho ai nữa
  • Sợ về bị cha đánh mắng, cô không dám trở lại nhà mà ngồi co ro ở góc tường nơi cuối phố, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt 

2. Ước mơ hạnh phúc cảm động:
Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, cô chỉ còn lại một bó diêm để sưởi ấm
Những ước mơ về hạnh phúc được thể hiênn qua những lần cô bé quẹt diêm
a. Lần quẹt diêm thứ nhất:

  • Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng dần.
  • Trong ánh lửa hiện ra một lò sưởi lớn rực hồng và tấm áp
  • Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. 
  • Điều đó gắn với thực tế của cô bé: cô bé đang rét và cần được sưởi ấm.
  • Nhưng rồi que diêm tắt, lò sưởi vụt mất, niềm hy vọng như vụt tắt.

b. Lần quẹt diêm thứ hai:

  • Khi que diêm thứ hai cháy và sáng rực lên ,cô bé thấy bàn ăn sáng trọng, thức ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùng
  • Mộng tưởng này cũng gắn với thực tế, cô bé đang đói trong khi ngoài đường sực nức mùi ngỗng quay, những đứa trẻ khác đang quây quần bên bàn ăn thịnh soạn cùng gia đình
  • Khi quan diêm tắt đi cũng là lúc quay trở về với hiện thực đói rét phũ phàng

c. Lần quẹt diêm thứ ba:

  • Lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ. 
  • Cây thơ trong đêm cuối năm chính là biểu tượng của sự hạnh phúc trọn vẹn
  • Đây là mộng tưởng gắn với thực tế vì không khí ngày đầu năm mới mà em đang hằng ao ước. 
  • Nếu như hai lần trước là những ước mong cơ bản – được ấm, được no thì lần này, khao khát được nâng lên thành niềm hạnh phúc – điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đều khao khát

d. Lần quẹt diêm thứ tư:

  • Lần thứ tư cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng.
  • Điều này gắn với thực tế vì em đang cô đơn khao khát được yêu thương, chở che
  • Có bà bên cạnh cũng chính là được ấm, được no, được hạnh phúc

e. Lần quẹt diêm thứ năm:

  • Cuối cùng, cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, bà hiện lên thật to lớn đẹp lão, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời.
  • Đây là giây phút khao khát trở thành mong muốn cao nhất, mãnh liệt nhất –  khao khát được giải thoát, được đến Thiên đường nowi có bà, mẹ những người luôn yêu thương em vô điều kiện. Ở nơi đoa cũng không còn khổ  đau, đói rét.

3. Thông điệp của tác giả

  • Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho những số phận nhỏ bé đáng thương phải chịu nhiều bất hạnh. Giây phút cô bé được giải thoát cũng là lúc cô bé lìa xa cõi đời
  • Phê phán một thực tế đau lòng: Người cha tàn nhẫn hành hạ chính đứa con của mình và một xã hội vô tâm, thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh.

III.Kết bài:

  • Nêu cảm nhận chung về nhân vật :

Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của nhà văn Andersen chính là một trong những nhân vật tiêu biểu và đặc sắc nhất trong lòng biết bao thế hệ độc giả trên thế giới. Không chỉ góp phần đem lại một câu truyện độc đáo, nhân vật cô bé bán diêm còn để lại trong lòng chúng ta những dư âm sâu sắc về những bài học nhân sinh và thông điệp cuộc sống. Qua đó, ta cũng thấy đưoecj sự tài năng và tấm lòng nhân đạo của người cầm bút.
Hằng Lê – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *