Soạn bài Hội thoại(tiếp theo) lớp 8 hay đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn bài Hội thoại(tiếp theo) đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận lớp 8
  • Soạn bài Đi bộ ngao du lớp 8

Trong cuộc sống, chúng ta thường giao tiếp với người khác bằng lời nói, đó chính là hội thoại. Không chỉ trong cuộc sống, đối với văn bản, ta cũng có các đoạn hội thoại khi nhân vật giao tiếp với nhau. Bài học trước, chúng ta đã được làm quen và tìm hiểu về hội thoại, trong bài hội thoại(tiếp theo) này, ta sẽ cùng hiểu sâu hơn về hội thoại, cụ thể là lượt lời. Chúng ta cần nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại, từ đó vận dụng chúng, có ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong giao tiếp. Đối với văn bản, ta cần xác định được các lượt lời trong đoạn hội thoại. Nắm được kiến thức về hội thoại, ta sẽ biết tôn trọng lượt lời của người khác, biết dùng lượt lời hợp lí khi tham gia đối thoại. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Hội thoại(tiếp theo)

SOẠN BÀI HỘI THOẠI(TIẾP THEO)

I- Lượt lời trong hội thoại

Câu 1 trang 102 SGK văn 8 tập 2:

Trong cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô:

  • Bé Hồng có 2 lượt lời
  • Bà cô có 6 lượt lời

Câu 2 trang 102 SGK văn 8 tập 2:

Những lần Hồng được nói nhưng không nói: sau lượt lời 1, 3 của bà cô

Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô

Câu 3 trang 102 SGK văn 8 tập 2:

Hồng không cắt lời bà cô vì luôn phải cố gắng kìm nén để giữ thái độ lễ phép

II- Luyện tập Hội thoại(tiếp theo)

Câu 1 trang 102 SGK văn 8 tập 2:

Tính cách nhân vật trong đoạn trích:

  • Chị Dậu: nhẫn nhịn nhưng cũng bản lĩnh, mạnh mẽ
  • Anh Dậu: cam chịu, bạc nhược
  • Cai lệ: hống hách, thô bạo, tàn nhẫn

Câu 2 trang 103 SGK văn 8 tập 2:

a. Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:

  • Ban đầu cái Tí hồn nhiên, nói nhiều, chị Dậu chỉ im lặng
  • Về sau cái Tí ít nói còn chị Dậu nói nhiều

b. Tác giả miêu tả như vậy phù hợp với tâm lí nhân vật vì ban đầu khi chưa biết chuyện, cái Tí hồn nhiên, chị Dậu đau đớn vì phải bán con, sau đó nó khóc lóc, van xin còn chị Dậu phải nén đau để dỗ dành, thuyết phục con

c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện vì chị Dậu càng đau đớn khi phải gạt nước mắt bán đứa con gái ngoan hiền, hiếu thảo

Câu 3 trang 107 SGK văn 8 tập 2:

Sự ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” biểu thị:

  • Sự ngỡ ngàng, bất ngờ trước tình yêu thương của em gái
  • Sự xấu hổ vì đã đố kị với em

Câu 4 trang 107 SGK văn 8 tập 2:

  • Trong trường hợp phải giữ bí mật hoặc lời nói mang tính tiêu cực thì im lặng là vàng
  • Trong trường hợp phải phát biểu chính kiến của mình để ủng hộ cái đúng thì im lặng sẽ đồng nghĩa với hèn nhát

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận lớp 8
  • Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *