Bài văn thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 hay đầy đủ

Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 hay nhất các bạn có thể tham khảo

Các bài viết về chủ đề thuyết minh về cây bút bi được quan tâm :

  • Thuyết minh về cây bút bi có sử dụng biện pháp nghệ thuật lớp 9
  • Thuyết minh về cây bút bi lớp 9
  • Dàn ý thuyết minh về cây bút bi

Bút bi là một đồ dùng học tập quen thuộc của biết bao cô cậu học trò và cả những doanh nhân, người làm ăn. Bút bi nhỏ gọn, tiện lợi dễ mang đi và dễ sử dụng. Bút bi đồng hành cùng với học sinh cả một quãng học trò tươi đẹp,  trong sáng. Bút bi theo chân các doanh nhân kí kết các hợp đồng làm ăn. Bút bi để viết, để học, bút bi cũng được chọn làm một vật kỉ niệm của những đôi bạn sắp chia xa. Bút bi trở thành một người bạn trong thể thiếu đối với mỗi con người. Trong chương trình Ngữ Văn 8 có đề văn thuyết minh về chiếc bút bi. Đây là dạng đề không khó nhưng đòi hỏi mọi người phải giới thiệu được những đặc điểm, công dụng và cách sử dụng bút để mọi người có cái nhìn chân thực nhất về chiếc bút bi. Dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 để mọi người có định hướng tốt hơn khi làm dạng đề này. 

BÀI LÀM VĂN SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CHIẾC BÚT BI LỚP 8

“Nét chữ nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để trở thành những nhân tài góp phần làm cho tổ quốc ngày càng sáng tươi. Và trong quá trình gian nan đó có đóng góp một phần không nhỏ chính là cây bút bi.

Từ thời nguyên thủy, cùng với sự ra đời của chữ viết, người ta đã biết dùng bút để ghi lại những sự việc diễn ra hàng ngày. “Giấy” khi đó chỉ là lá, là đất sét, mặt đất, còn bút là những mảnh vỡ, là cành cây khô,… Theo dòng chảy thời gian bất tận, mọi vật đều biến đổi và đời Tần – Trung Quốc, người ta đã chế ra bút bằng que bút đập dập tua ở đầu chấm vào sơn đen để viết. Rồi người phương Tây dùng lông ngỗng chấm mực để viết. Năm 1780, bút sắt ra đời. Năm 1880, chiếc bút máy đầu tiên ra đời tại Mỹ. Đến năm 1938, một nhà báo người Hung-ga-ri đã sáng chế ra bút bi. Bút bi gia nhập vào Việt Nam khoảng những năm 70 80 của thế kỷ XX.

Bút bi được cấu tạo từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14 – 15 cm, được làm bằng nhựa hay kim loại phủ sơn, được sử dụng để bảo vệ các bộ phận bên trong. Trên vỏ bút thường in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật tùy loại bút. Ruột bút gồm một đoạn ống thẳng đứng chứa mực. Phần đầu của ruột bút được bịt kín bằng ngòi bi. Ngòi này gắn với một viên bi sắt tròn mạ crôm đường kính khoảng 0,5 – 1 mm mắt thường khó mà nhìn thấy. Khi viết viên bi đó xoay tròn và mực theo các rãnh chảy xuống in trên giấy tạo thành những nét chữ nắn nót, tròn trịa ngoài. Ngoài ra bút còn có thể có những bộ phận khác như lò xo, nút bấm, nắp đậy, bộ phận cài,… tạo sự thuận lợi cho người dùng. Để hấp dẫn học sinh, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú với đủ loại màu sắc đen, xanh, đỏ hay những hình thù dễ thương gắn trên bút như gấu misa, ngôi sao, trái tim,… Cao cấp hơn bút mực có thể mạ vàng hay kim loại sáng chói.

Trên thị trường có cả bút bi trong nước và bút bi ngoại nhập. Những hãng sản xuất nổi tiếng trong nước như Thiên Long, Hồng Hà, Bến Nghé,… Một số loại bút ngoại nhập của Trung Quốc, Nhật Bản. So về mặt giá cả, loại bút bình thường có giá từ 3000 – 7000 đồng, bút bi ngoại nhập có giá từ 25000- 100000 đồng. So sánh về chất liệu, cả hai đều có dung tích mực và độ bền như nhau, do vậy bút bi nội địa được ưu tiên dùng nhiều hơn.

Khi đi mua bút cần thử viết trên giấy xem mực có ra đều hay không. Khi dùng chúng ta chỉ cần vặn nhẹ hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút ra, sau đó thì đặt bút xuống để viết nhẹ nhàng, không nên tì mạnh. Khi viết xong cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rơi. Bút bi hết mực mua ngòi bút để thay vào.

Bút bi là dụng cụ học tập quan trọng giúp chúng ta viết những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp. Nó là người bạn đồng hành với mỗi con người trên đường học vấn. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, kinh doanh cũng rất cần đến bút bi để có thể ghi chép, ký kết hợp đồng. Bút còn có thể là kỷ vật lưu nhớ lưu thương của đôi bạn tâm giao, là chiếc trâm cài mái tóc dài của các bạn gái tuổi teen,… Bút uốn nắn tính nết cho mỗi con người, đó là sự cẩn thận, tỉ mỉ, lòng kiên trì, nhẫn lại bởi “nét chữ nết người”. Bút chắp cánh cho những vần thơ, nốt nhạc làm đẹp thêm cho cuộc đời.

Bút bi mãi là người bạn đồng hành với mỗi con người từ tuổi thơ sống dưới mái trường đến khi thành đạt. Hãy biết nâng niu trân trọng bút, nắn nót từng nét chữ, gửi gắm những ước mơ.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÁI BÚT BI

Cuộc đời mỗi người ai chẳng gắn bó với một thời học sinh hồn nhiên, với vết vực đen, với trang giấy trắng. Cùng với sách vở, bút cũng là một người bạn đồng hành không thể thiếu của học sinh trên con đường tri thức. Bút bi là đồ dùng phổ biến nhất của học sinh hiện nay.

Đồng hành với sự phát triển của loài người là sự cải tiến của chữ viết và các loại bút viết. Chiếc bút đầu tiên được làm từ lông gà mở ra một nền văn hóa về Hán học rực rỡ. Đến đầu thế kỉ XIX, xuất hiện loại bút mực cán sắt dùng để chấm mực nhưng lại có hạn chế là dễ gây mực và không tiện lợi. Cho đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Bi-rô, một người Hungary đã sáng chế ra bút bi và được người Anh hoàn thiện. Bút bi du nhập vào Việt Nam vào những năm 70- 80 của thế kỉ XX.

Trong cuộc sống luôn cách tân và thay đổi, chiếc bút bi nhỏ bế cũng có những hình dáng, kích thước và kiểu mẫu khác nhau nhưng cơ bản về cấu tạo đều có những bộ phận và đặc điểm chung nhất định. Một chiếc bút thông thường gồm có 2 bộ phận: phần vỏ và phần ruột. Phần vỏ được làm bằng nhựa hay kim loại, có chiều dài từ 14- 15cm, hình trụ, đường kính khoảng 1cm. Trên thị trường hiện nay phổ biến hai loại, là bút liền và bút có nắp. Bút thân liền nhỏ dần về phía đầu bút, có đệm cao su và đuôi bút có đai cài gắn với nút bấm để điều khiển ngòi bút. Còn bút có nắp đậy thì thân có ren xoay, có nắp đậy. Về phần ruột bút được làm bằng nhựa, ngắn hơn vỏ bút, đường kính cũng nhỏ hơn gấp nhiều lần. Đầu phần ruột bút có gắn một mảnh kim loại mà ở đầu là một viên bi rất nhỏ có nhiệm vụ giúp cho mực ra đều trên giấy. Phần ruột bút của bút bấm có thêm phần lo xo, nhận tác động từ nắp bấm để điều khiển ngòi bút.

Những chiếc bút với những cái tên quen thuộc như Thiên Long, Bến Nghé hay Hồng Hà, … với những chiếc bút đa dạng về kiểu dáng, tốt về chất lượng và giá thành hợp lí đang được học sinh và người dùng rất ưa chuộng, phù hợp với mọi đối tượng.

Bút bi so với những chiếc bút truyền thống hay viết máy có ưu điểm viết nhanh hơn, đẹp hơn, không bị dây mực mà lại nhỏ gọn, có thể mang theo bất kì đâu. Chiếc bút bị giúp học sinh ghi chép những bài giảng nhanh chóng và hữu ích trên lớp. Bút bi là người bạn đồng hành trong mỗi hợp đồng, gia dịch thành công của các doanh nhân. Những ghi chú nhanh, những dòng viết ý nghĩa cũng là từ những chiếc bút bi mà ra. Hiện nay, trong giới trẻ còn hình thành một môn nghệ thuật gọi là pentapping- dùng những câu bút gõ xuống bàn để tạo ra những âm thanh vui tai, những âm điệu đệm cho bài hát hay tạo ra một bài hát mới. Những chiếc bút không chỉ tham gia vào học vấn, hội họa mà còn cả âm nhạc, mọi mặt trong đời sống.

Những chiếc bút bi đơn giản nên cách bảo quản chúng không có gì quá phức tạp. Khi viết xong, chú ý đậy nắp hoặc bấm bút để ngòi bút không bị tổn thương khi bị va chạm. Tránh để bút rơi xuống đất bởi nó có thể gây gãy thân bút hoặc làm hỏng viên bi ở đầu, mực ra không đều. Những chiếc bút còn có thể thay ngòi khi viết xong, rất tiết kiệm và hữu ích.

Chiếc bút đã trở thành người bạn đồng hành của biết bao thế hệ học sinh trên con đường lãnh hội và chinh phục tri thức, là một món đồ không thể thiếu trên con đường đến với thành công.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *