Soạn bài Ôn tập phần Văn (tiếp theo) đầy đủ trang 144 lớp 8 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Văn (tiếp theo) đầy đủ trang 144 lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo) lớp 8
  • Soạn bài Văn bản thông báo lớp 8

Vẫn lại là một qúa trình ôn tập gian nan trước mắt đối với các bạn học sinh lớp 8 khi mà kì thi sắp tới rồi mà kiến thức lại bề bộn không yên nhất là đối với kiến thức phần văn lớp 8. Sau đây là bài hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Văn (tiếp theo) lần thứ nhất đầy đủ trang 144 lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo. Thông qua bài soạn này, các bjan sẽ dễ dàng hơn khi tiếp cận bài ôn tập phần văn lớp 8 đồng thời dễ dàng hơn khi ôn tập chuẩn bị cho kì kiểm tra cam go phía trước. Mong rằng các bạn sẽ có những kiến thức thật là vững vàng để có tâm lí tự tin khi bước vào phòng thi nhé. Chúc các bạn học thật tốt và làm bài kiểm ra thật xuất sắc.

Soạn bài Ôn tập phần Văn (tiếp theo) lớp 8

Câu 3 trang 144 SGK văn 8 tập 2

  • Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc

Văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt với văn nghị luận hiện đại là:

  • Viết bằng chữ Hán
  • Từ ngữ cách diễn đạt cổ điển: những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Câu 4 trang 144 SGK văn 8 tập 2

Các văn bản nghị luận trong các bài nêu trên đều có lí, có tình, có chứng cứ:

  • Có lí: Bài viết dựa trên lẽ phải, dựa trên chân lí của cuộc sống được trình bày bằng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, khoa học, logic.
  • Có tình: có cảm xúc (thái độ, niềm tin, khát vọng của tác giả được gửi gắm vào trong tác phẩm của mình)
  • Có chứng cứ: có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.

Ví dụ: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Có chứng cớ:

  • Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ cho tướng sĩ học tập.

Có tình, có lí:

  • Khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm giết giặc.
  • Chỉ ra những sai trái, lầm lạc của tướng sĩ và hậu quả tai hại của nó.
  • Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước
  • Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa chủ tướng và tướng sĩ.
  • Lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc
  • Từ thực tế lịch sử nước ngoài, lịch sử trong nước.
  • Từ bản thân tác giả

Câu 5 trang 144 SGK văn 8 tập 2

So sánh 3 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.

Giống nhau:

  • Cả ba văn bản đều cùng một thời kì văn học (văn học thời phong kiến), đều thuộc thể nghị luận trung đại
  • Đều thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào và sự quan tâm của người viết đến sự tồn vong của dân tộc.

Khác nhau: thể loại và nội dung

  • Chiếu dời đô (Chiếu) – Ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một đất nước độc lập
  • Hịch tướng sĩ (Hịch) – Tinh thần bất khuất quyết chiến, quyết thắng lũ giặc xâm lăng bạo tàn.
  • Nước Đại Việt ta (Cáo) – Ý chí tự cường của quốc gia đang trên đà lớn mạnh

Câu 6 trang 144 SGK văn 8 tập 2

“Nước Đại Việt ta” được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta khi đó vì:

  • Ra đời trong hoàn cảnh đầy ý nghĩa sau cuộc đại chiến chống quân Minh thắng lợi.
  • Đưa ra nhiều yếu tố để khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc trên nhiều phương diện: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chính quyền nhà nước, anh hùng hào kiệt, truyền thống lịch sử.

So với “Sông núi nước Nam”, ở “Nước Đại Việt ta”, ý thức độc lập dân tộc đã có những bước phát triển cao hơn, toàn diện và sâu sắc hơn:

  • Ý thức về lãnh thổ: “Núi sông bờ cõi đã chia”.
  • Ý thức bản sắc dân tộc: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
  • Ý thức về văn hiến lịch sử: “nền văn hiến đã lâu”
  • Ý thức về chính quyền: “Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập”
  • Ý thức về nhân tài: “hào kiệt thời nào cũng có”
  • Ý chí quyết chiến quyết thắng: “Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong”.

Nét mới: Nhân nghĩa vì dân

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Chương trình địa phương(phần tiếng Việt) lớp 8
  • Soạn bài Tổng kết phần Văn (tiếp theo) lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *