Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) đầy đủ lớp 8 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) đầy đủ lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận lớp 8
  • Soạn bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục lớp 8

Thế giới sinh ra trong trật tự, chính vì thế mà sự tồn tại và phát triển của nó cùng theo một trật tự nhất định. Cái gì không có trật tự thì cuối cùng rồi sẽ đi vào tồn vong. Trong một câu cũng yêu cầu trật tự, nếu không có trật tự nhất định, câu đó sẽ trở nên vô ý nghĩa. Trước đó, chúng ta đã học về trật tự từ trong câu, đã hiểu thế nào là trật tự từ, vì sao cần có trật tự từ và ý nghĩa của mỗi một trật tự từ trong câu. Hôm nay chúng ta sẽ đến với bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) lớp 8 để làm những bài luyện tập có liên quan đến kiến thức về trật tự từ trong câu sao cho bản thân thật là thấm thía kiến thức quan trọng này. Chúc các bạn thành công.

Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) lớp 8

Câu 1 trang 122 SGK văn 8 tập 2

Mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị:

a) Trật tự từ trong câu trên thể hiện thứ tự trước sau của công việc cần phải làm

b) Trật tự từ trong câu thể hiện tầm quan trọng của các công việc liệt kê:

  • Việc làm thường xuyên và là việc chính: bán bóng đèn.
  • Việc làm không thường xuyên, việc phụ: bán cả vàng hương

Câu 2 trang 122 SGK văn 8 tập 2

Những cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu vì:

  • a) Nhấn mạnh sự “ở tù” được coi là thường chứng tỏ sự bát cần của nhân vật
  • b) Nhấn mạnh đối tượng nói đến ở câu và cũng là để nối với câu trước đó.
  • c) Nhấn mạnh đối tượng nói đến ở câu và cũng là để nối với câu trước đó.
  • d) Nhấn mạnh thời gian (trong mười mấy năm ấy) và nhấn mạnh sự việc (sự thắng lợi ấy)

Câu 3 trang 123 SGK văn 8 tập 2

a) Việc đảo trật tự từ

  • Trong hai câu “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà” là để làm nổi bật cảnh hoang vu tiêu điều của nơi đây.
  • Trong hai câu thơ “Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia” là để nhấn mạnh nỗi nhớ nhà da diết của nhân vật trữ tình

b) Việc đảo trật tự từ trong câu có tác dụng là nổi bật lên vẻ đẹp của nhân vật trữ tình, tạo giá trị biểu cảm ấn tượng cho người đọc.

Câu 4 trang 123 SGK văn 8 tập 2

  • Các câu a), b) cùng nói về một nội dung nhưng có trật tự từ khác nhau.
  • Câu thích hợp để điền vào ô bên dưới:
  • Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa

Câu 5 trang 124 SGK văn 8 tập 2

  • Thép Mới sắp xếp trật tự từ theo trình tự xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:
  • Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong tiềm tàng.
  • Phản ánh những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam theo đúng với trình tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.

Câu 6 trang 124 SGK văn 8 tập 2

Viết một đoạn văn ngắn về các đề tài:

a) Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe:

  • Đi bộ là một môn thể dục rất tốt cho sức khỏe. Đầu tiên, chúng ta có thể kể đế sự phát triển tự nhiên của bàn chân khi nó được nhẹ nhàng di chuyển trên mặt đất. Ngay dưới bàn chân chúng ta có rất nhiều những dây thần kinh quan trọng và chúng cần được thư giãn hợp lí, đi bộ chính là một trong những cách thư giãn hợp lí nhất. Khi đi bộ, một lượng calo thừa cũng được loại bỏ một cách đáng kể do sự vận động nhịp nhàng khi di chuyển. Nhưng đi bộ lại không hề mất nhiều sức như chạy bộ cũng không yêu cầu sức khỏe quá cao nên ai ai cũng có thể coi đây là môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất tốt.

Câu: “Khi đi bộ, một lượng calo thừa cũng được loại bỏ một cách đáng kể do sự vận động nhịp nhàng khi di chuyển” đã nhấn mạnh sự việc “đi bộ”

b) Lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế:

  • Mọi người thường coi đi bộ là một môn thể thao nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe hay giảm cân nhưng mấy ai biết rằng, đi bộ còn có lượi ích đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế. Không giống như chạy bộ hay đi xe đạp, người đi bộ đi chậm và nhịp nhàng nên có thể thu vào tầm mắt hết những vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời và có thể thu lượm được rất nhiều thông tin cần thiết nếu nhạy bén. Đặc biệt, khi đi bộ, nếu người đi chịu khó sự thử thách ở một nơi xa, ta có cơ hội để tìm hiểu thêm những điều mới lạ về thiên nhiên, con người, cuộc sống.

Câu: “Đặc biệt, khi đi bộ, nếu người đi chịu khó sự thử thách ở một nơi xa, ta có cơ hội để tìm hiểu thêm những điều mới lạ về thiên nhiên, con người, cuộc sống” đã nhấn mạnh sự việc “đi bộ”

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận lớp 8
  • Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *