Soạn bài Thuế máu lớp 8 hay đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn bài Thuế máu lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm lớp 8
  • Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm lớp 8

Bác Hồ không chỉ là một nhà chính trị, nhà ngoại giao xuất sắc mà còn là một nhà văn, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới. Bác đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị, một trong số đó không thể không kể đến những áng văn chính luận sắc bén của Bác. Sinh thời, Bác Hồ cũng tâm niệm văn chương là một thứ vũ khí dùng để chiến đấu. Những bài báo, bài văn chính chính luận của Bác luôn thể hiện rõ mục tiêu ấy. Bằng ngòi bút sắc sảo, nhạy bén của mình, Bác đã vạch trần bộ mặt giả dối, tàn ác, vô nhân đạo của bọn thực dân và tầng lớp thống trị, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương trước số phận khốn khổ của những người dân nghèo. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Thuế máu- một bài văn chính luận đặc sắc của Hồ chủ tịch

SOẠN BÀI THUẾ MÁU LỚP 8

Câu 1 trang 91 SGK văn 8 tập 2:

Nhận xét cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản:

  • Cách đặt tên chương, tên các phần vô cùng hàm súc nhưng đã khái quát được nội dung chính của phần đó
  • Qua cách đặt tên chương, tên tác phần, ta đã phần nào hình dung được bộ mặt tráo trở, giả dối của bọn thực dân cùng số phận thảm thương của những người dân thuộc địa

Câu 2 trang 91 SGK văn 8 tập 2:

Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với những người dân bản địa:

  • Trước chiến tranh: Xem họ là giống người hạ đẳng, là những người da đen bẩn thỉu, đối xử đánh đập họ như súc vật, coi họ là nô lệ
  • Khi chiến tranh xảy ra: Tâng bốc, vỗ về họ là “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, coi họ là những anh hùng cứu quốc

Số phận thảm thương của những người dân thuộc địa:

  • Bị vây bắt, cưỡng bức, trói xích, đánh đập
  • Bị buộc phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương
  • Phơi thây trên các chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu
  • Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của chính quyền thực dân
  • Bị lừa dối, áp bức, bị đẩy vào tình cảnh túng quẫn

Câu 3 trang 91 SGK văn 8 tập 2:

Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

  • Tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính
  • Dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu
  • Sẵn sáng trói, xích, nhốt người ta như súc vật, đánh đập dã man nếu như có chống đối

Người dân thuộc địa không “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền:

  • Người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc xì tiền ra
  • Họ tự tìm cách làm cho mình bị nhiễm những căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.

Câu 4 trang 92 SGK văn 8 tập 2:

Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa:

  • Bị tước đoạt hết của cải, bị đánh đập, đối xử thô bỉ như đối với súc vật
  • Trở về vị trí hèn hạ ban đầu: giống người hạ đẳng, bẩn thỉu
  • Bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn
  • Là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của thực dân Pháp

=> Cách đối xử của chính quyền thực dân vô cùng tráo trở, giả dối, tàn nhẫn sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ

Câu 5 trang 92 SGK văn 8 tập 2:

Trình tự bố cục các phần trong chương: theo thời gian: trước, trong và sau chiến tranh

Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả:

  • Đưa vào những tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm
  • Giọng điệu châm biếm, mỉa mai, tố cáo quyết liệt bản chất tàn nhẫn, giả dối của chính quyền thực dân, đồng thời thương xót cho số phận bi thảm của người dân thuộc địa

Câu 6 trang 92 SGK văn 8 tập 2:

Nhận xét yếu tố biểu cảm trong đoạn trích:

  • Thể hiện trong giọng điệu mỉa mai, châm biếm, đả kích chính quyền thực dân
  • Thái độ căm phẫn trước sự tàn nhẫn, độc ác của kẻ thù và thương xót cho những người dân thuộc địa

=> Làm tăng sức tố cáo, bài viết trở nên hấp dẫn, chân thực hơn

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Hội thoại lớp 8
  • Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *