Soạn bài Bố cục của văn bản lớp 8 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Bố cục của văn bản lớp 8 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8
  • Soạn bài Trường từ vựng lớp 8

Mỗi một văn bản bất kì đều có bố cục gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần lại có một vai trò và đảm nhận những chức năng riêng. Bố cục sẽ giúp các ý trong văn bản liên kết với nhau chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. Trong bài Bố cục của văn bản, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục hợp lí khi tạo lập văn bản, bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch cho các bài làm. Từ đó, chúng ta sẽ nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản, vận dụng kiến thức về bố cục trong đọc- hiểu văn bản. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Bố cục của văn bản lớp 8

SOẠN BÀI BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN LỚP 8

I- Bố cục của văn bản

Câu hỏi:

1. Văn bản có thể chia làm 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu…không màng danh lợi
  • Phần 2: tiếp theo… không cho ai vào thăm
  • Phần 3: còn lại

2. Nhiệm vụ của từng phần:

  • Phần 1: giới thiệu về thầy Chu Văn An
  • Phần 2: Thầy Chu Văn An là một người thầy đáng trọng, một bậc trung thần của đất nước
  • Phần 3: Tình cảm và sự kính trọng của mọi người đối với thầy Chu Văn An

3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản:

  • Phần mở đầu: giới thiệu chủ đề của văn bản
  • Phần thân bài: triển khai các khía cạnh, giải quyết chủ đề
  • Phần kết: tổng kết chủ đề

4. Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Nhiệm vụ của từng phần:

  • Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản
  • Phần thân bài: trình bày các khía cạnh của chủ đề
  • Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản

=> Các phần có quan hệ chặt chẽ với nhau

II- Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

1. Phần thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về:

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học: đêm hôm trước, trên đường đến trường, trên sân trường, trong lớp học

Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian

2. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng:

  • Tình cảm: thương mẹ sâu sắc
  • Thái độ: căm ghét những kẻ nói xấu mẹ
  • Cảm giác sung sướng đến cực điểm khi đột nhiên gặp lại mẹ và được yêu thương, ôm ấp trong lòng

3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh có thể miêu tả theo trình tự:

  • Trình tự không gian, thời gian
  • Tả chỉnh thể đến bộ phận
  • Tả theo diễn biến tình cảm, cảm xúc

4. Cách sắp xếp các sự việc để thể hiện chủ đề” Người thầy đạo cao đức trọng”

  • Thầy Chu Văn An là người tài cao
  • Thầy Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng

5. Cách sắp xếp nội dung phần thân bản phụ thuộc vào nội dung của chủ đề, kiểu văn bản

III- Luyện tập Bố cục của văn bản

Câu 1 trang 26 SGK văn 8 tập 1:

a. Chủ đề: cánh rừng chim phương Nam

Cách trình bày theo trình tự không gian: từ xa đến gần

b. Chủ đề: vẻ đẹp của Ba Vì từng mùa trong năm

Cách trình bày theo thứ tự thời gian

c. Chủ đề: trí tưởng tượng của nhân dân đối với lịch sử

Cách trình bày: sắp xếp 2 luận cứ để chứng minh cho luận điểm

Câu 2 trang 27 SGK văn 8 tập 1:

Lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản “Trong lòng mẹ”

  • Hồng căm phẫn trước lời nói độc ác của bà cô và những hủ tục đã đầy đọa mẹ cậu
  • Hồng vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại mẹ, được mẹ yêu thương và ôm ấp ở trong lòng

Câu 3 trang 27 SGK văn 8 tập 1:

Cách sắp xếp trên chưa hợp lí

Sửa lại:

a. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ

b. Chứng minh:

  • Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích
  • Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước
  • Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài “Tức nước vỡ bờ” lớp 8
  • Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *