Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự lớp 8 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự lớp 8 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài của mình ở nhà

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Cô bé bán diêm lớp 8
  • Soạn bài Trợ từ, thán từ lớp 8

Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta được học về văn tự sự. Đến lớp 8, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu và kĩ hơn về thể loại này. Trong văn bản tự sự, người viết không chỉ kể về các sự vật, sự việc mà còn có thể xen vào yếu tố miêu tả và bộc lộ cảm xúc của mình. Sự đan xen giữa miêu tả, biểu cảm và tự sự giúp bài văn trở nên sâu sắc, toàn diện hơn, người viết thể hiện rõ tình cảm, thái độ của mình. Trong bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, các bạn cần nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự, nhận biết sự kết hợp và tác động qua lại giữa chúng. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự lớp 8

SOẠN BÀI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ LỚP 8

I- Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

1. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài Trong lòng mẹ

Yếu tố miêu tả

  • Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại
  • Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói
  • Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má
  • Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

Yếu tố biểu cảm:

  • Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
  • Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?
  • Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt
  •  Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng

Các yếu tố này không đứng riêng mà đan xen với tự sự

2. Nếu bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì việc kể chuyện chỉ đơn thuần là liệt kê sự việc, đoạn văn khô khan, không có cảm xúc

3. Nếu bỏ hết các yếu tố kể thì không có chuyện bởi vì cốt truyện là do sự việc, nhân vật và những hành động chính tạo nên.

Vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự: giúp hình thành cốt truyện, tạo tình huống

II- Luyện tập Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 trang 74 SGK văn 7 tập 1:

Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại… lừa nó”

Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp đoạn văn sinh động hơn, khắc họa được tính cách và tâm lí nhân vật

Câu 2 trang 74 SGK văn 7 tập 1:

Bố tôi là một chiến sĩ công tác ở vùng biên giới xa xôi. Hàng năm, bố chỉ về thăm nhà được một vài lần. Khỏi vài nói mỗi lần bố về, chị em tôi vui mừng thế nào. Bố vừa bước chân xuống xe, chị em tôi chạy ào ra ôm chầm lấy bố. Bố nhẹ nhàng xoa đầu chúng tôi, dịu dàng hỏi: “Các con dạo này có ngoan không, vẫn học tốt và chăm giúp đỡ mẹ chứ?”. Mẹ từ trong nhà bước ra, mỉm cười: “Các con để bố vào trong nhà đã nào”. Những lần bố về, chúng tôi đều quấn quýt bên bố không rời để nghe bố kể chuyện vùng biên giới. Căn nhà nhỏ lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười. Tôi hy vọng gia đình mình lúc nào cũng mãi đầm ấm, hạnh phúc như thế.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió lớp 8
  • Soạn bài Tình thái từ lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *