Soạn bài Ngắm trăng lớp 8 đầy đủ ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn bài Ngắm trăng lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lớp 8
  • Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh lớp 8

Trăng luôn là một trong những nguồn cảm hứng, đề tài bất tận cho thi nhân từ trước đến nay. Mỗi khi có tâm tư, những nỗi niềm để bộc phát nhưng không có một ai có tâm hồn đồng điệu thì lúc đó các thi nhân, người làm nghệ thuật lại tìm đến trăng nhu một người bạn tri kỉ, tri âm đồng điệu cùng mình. Bởi vậy mà trong kho tàng văn học nói chung và văn học nước nhà nói riêng thì việc xuất hiện rất nhiều những bài thơ về trăng là điều dễ hiểu và rất dễ tìm từ trước đến nay. Trong số đó để có thể có được một bài thơ tuyệt tác về trăng thì lại không dễ và trong số phần ít ỏi đó là bài Ngắm trăng. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài ngắm trăng lớp 8.

SOẠN BÀI NGẮM TRĂNG LỚP 8.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉn Nghệ An.

Một danh nhân văn hóa thế giới, có công rất lớn trong việc tìm đường cứu nước và giúp nhân dân đất nước Việt nam thoát khỏi ách nô lệ của bọn thực dân. Là vị quân sư tài ba, nhà chính trị lỗi lạc và bên cạnh còn là một nhà thơ nhà văn để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị cho nền văn học nước nhà: nhật kí trong tù, cảnh khuya…

2. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác: 8/1942  Bác Hồ từ Pác Bó (Cao Bằng) sang Trung Quốc để bí mật hoạt động cách mạng. Tuy nhiên trên đường đi đến thị trấn Túc Vinh thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam do bị nghi ngờ là ngụy Hán. Bác đã bị tù đày suốt 1 năm trời khổ cực, bị giải qua hơn 30 nhà tù tỉnh Quảng Tây. Trong suốt quãng thời gian một năm tù đày đó Bác đã sáng tác các bài thơ và được gộp lại thành một tập thơ “Nhật kí trong tù” bằng chữ Hán.

Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ nằm trong tập “Nhật kí trong tù”

II. Hướng dẫn soạn bài ngắm trăng đọc hiểu chi tiết.

Câu 1 trang 38 SGK văn 8 tập 2:

Đối chiếu giữa các bản nguyên tác, bản dịch nghĩa và dịch thơ:

  • ở câu thơ thứ 2: cụm từ “nại nhược hà?” nghĩa là “biết làm thế nào?” diễn tả sự bối rối của nhân vật trữ tình thì trong bản dịch thơ thành “khó hững hờ” -> vô hình mất đi sự tinh tế trong cảm nhận
  • ở hai câu thơ cuối, bản dịch thơ chưa sát với nguyên tác: Hai câu cuối đăng đối trong từng câu và giữa hai câu chữ “song” mang lại gía trị rất cao. Chữ “nhân” đối “nguyệt” trong cùng một câu. Chữ “nguyệt” đối với “ thi gia” ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này. Trong nguyên tác chữ “khán” nghĩa là ngắm, câu thơ thứ 2 dịch thành “nhòm” làm mất đi tính hàm súc, nhã nhặn.

Câu 2 trang 39 SGK văn 8 tập 2:

Hoàn cảnh Bác ngắm trăng:

  • Vị trí trăng trong đời sống tình cảm của con người: trăng là một người bạn thân thiết gắn bó với con, đối với các nhà thơ xưa trăng lại càng có ý nghĩa, vầng tẳng trở thành người “tri kỉ” để trò chuyện tâm giao. Các nhà nho xưa có thú vui tinh thần uống rượu ngắm trăng và xem hoa nở. Bộ 3 đó phải đi cùng với nhau. Họ thường ngắm trăng tỏng lúc tâm hồn thư thái, yên tĩnh để tìm cảm hứng sáng tạo.
  • Hoàn cảnh bác ngắm trăng: trăng đến với Bác thật đột ngột trong hoàn cảnh nhà tù bức bối, chật chội tù túng, thân thể lại bị gong cùm, xiềng xích. Thêm vào đó bộ ba trăng – hoa – rượu lại thiếu mất hai “không rượu cũng không hoa” người bình thường sẽ vì vậy mà bỏ qua đi cơ hội nhưng với Bác không thế

Tâm trạng của Bác: cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

  • Nguyên tác: đối thử lương tiêu nại nhược hà? (trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) thể hiện sự băn khoăn, xốn xang của tâm hồn nghệ sĩ trước cảnh đẹp, một tâm hồn luôn hướng về cái đẹp trong cả hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.

Câu 3 trang 38 SGK văn 8 tập 2

  • Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức
  • Chữ “song” (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt – minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng
  • Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người với trăng
  • Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ từ rất lâu của người tù

=> cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người – trăng

Câu 4 trang 38 SGK văn 8 tập 2:

Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ:

  • Là một con người yêu thiên nhiên tha thiết, luôn hướng về thiên nhiên bất chấp hoàn cảnh tù đày vẫn ngắm trăng mặc dù chỉ là qua khe cửa nhỏ.
  • “bài thơ là sự khẳng định cốt cách thi nhân thanh cao của người tù Hồ Chí Minh”

Câu 5 trang 38 SGK văn 8 tập 2:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét “Thơ Bác đầy trăng”. Có thể kể đến những bài thơ về trăng của Bác như: ngắm trăng, trung thu, cảnh khuya, rằm tháng giêng…Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nahnf hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đpẹ, tới ánh sáng của bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri ấm tri kỉ của Người.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) lớp 8
  • Soạn bài Câu cảm thán lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *