Soạn bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục lớp 8 hay đầy đủ nhất
Hướng dẫn soạn bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà
Các bài soạn trước đó:
- Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu lớp 8
- Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận lớp 8
Pháp là cái nôi của nền văn học, thi ca, âm nhạc thế giới. Nơi đây cũng sản sinh ra nhiều nhà viết kịch tài hoa- những người đã để lại một gia tài đồ sộ cho nền nghệ thuật sân khấu. Trong số đó, không thể không kể đến Mô- li- e- nhà soạn kịch nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ với tác phẩm Trưởng giả học làm sang. Tác phẩm đã khắc họa một phần của xã hội tư sản Pháp lúc ấy, qua đó phê phán những con người ngu dốt, nông cạn nhưng luôn tỏ ra mình quý phái, sang trọng mà ông Giuốc- đanh là một ví dụ tiêu biểu. Tiếng cười mà tác phẩm mang lại tuy hài hước nhưng không kém phần sâu sắc. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục.
SOẠN BÀI ÔNG GIUỐC- ĐANH MẶC LỄ PHỤC
I- Tìm hiểu chung bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
1. Tác giả
- Mô- li- e là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII
- Ông chuyên viết và diễn hài kịch
- Các vở kịch của ông mang lại tiếng cười vui tươi, lành mạnh và châm biếm, giễu cợt những thói hư tật xấu trong xã hội
2. Tác phẩm
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục thuộc hồi 5 lớp II trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”
II- Soạn bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
Câu 1 trang 121 SGK văn 8 tập 2:
Lớp kịch gồm 2 cảnh:
- Cảnh 1: Ông Giuốc- đanh và bác phó may
- Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ
Càng về sau kịch càng sôi động:
- Cảnh 1 gồm 4 nhân vật: ông Giuốc- đanh, bác phó may, tay thợ phụ và người nhà ông Giuốc- đanh
- Cảnh 2 sôi động hơn vì có thêm 4 tay thợ phụ, có thêm hành động như những tay thợ phụ cởi áo mũ và mặc lễ phục cho ông Giuốc- đanh
Câu 2 trang 121 SGK văn 8 tập 2:
Cách học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh:
- Lý luận vô nghĩa nhưng lại cho rằng có nghĩa khi chê người khác
- Không có kiến thức về ăn mặc, quê kệch, ngu dốt
Ông Giuốc- đanh bị lợi dụng:
- Mặc bộ lễ phục không phải màu đen, hoa ngược
- Bị bác phó may ăn bớt vải
Câu 3 trang 121 SGK văn 8 tập 2:
Ở cảnh sau, tính học làm sang của ông tiếp tục được bộc lộ và bị lợi dụng:
- Sung sướng, hãnh diện khi được tâng bốc là ông lớn, cụ lớn, đức ông
- Háo danh, ưa nịnh nên bị móc túi và khen kẻ móc túi
=> Thích sang trọng, sẵn sàng cho hết túi tiền để được làm sang
Câu 4 trang 121 SGK văn 8 tập 2:
Lớp kịch gây cười cho khán giả ở những khía cạnh:
- Sự ngu dốt, quê kệch của ông Giuốc- đanh
- Sự trái ngược giữa vẻ bề ngoài và cái bên trong: sự ngu dốt, háo danh với việc học làm sang
- Do quê kệch, dốt nát thành ra nhố nhăng nên ông Giuốc- đanh bị lợi dụng, làm trò hề
Các bài soạn tiếp theo:
- Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) lớp 8
- Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận lớp 8