Soạn bài Đi bộ ngao du lớp 8 đầy đủ háy nhất

Hướng dẫn Soạn bài Đi bộ ngao du lớp 8 do HSG biên soạn để các bạn tham khảo và đạt kết quả tốt hơn trong học tập

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Hội thoại lớp 8
  • Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận lớp 8

Từ trước đến nay nền văn học nhân loại và nền văn học nước ngoài đều có ảnh hướng đến nền văn học nước nhà Việt Nam ta. Những tinh hoa, tinh túy nhất từ nhân loại đều hội tụ và được nền văn học nước nhà ta tiếp thu và học tập. Bởi dẫu sao nền văn học phương tây đều có một sự tiến bộ nhất định vượt bậc nào đó hơn chúng ta từ mặt tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Trong số những tác phẩm có gía trị đó ta không thể không kể đến Đi bộ ngao du của ía trị đó ta không thể không kể đến Đi bộ ngao du của Ru-xô. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Đi bộ ngao du. Việc soạn bài ở nhà là bước chuẩn bị cần thiết trước khi lên lớp.

SOẠN BÀI ĐI BỘ NGAO DU LỚP 8.

I.Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp

2. Tác phẩm

Ê-min hay về giáo dục ra đời 1772 trong tác phẩm bàn về giáo dục một em bé tên là Ê-min  từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. “Đi bộ ngao du” được trích từ quyển V, nhan đề so người soạn đặt.

II. Hướng dẫn soạn bài Đi bộ ngao du đọc hiểu chi tiết.

Câu 1 trang 101 SGK văn 8 tập 2:

  • Luận điểm 1:đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ điều gì.
  • Luận điểm 2: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để trau dồi, bổ sung thêm ý thức, kiến thức về cuộc sống thực tế.
  • Luận điểm 3:đi bộ ngao du rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người.

Câu 2 trang 101 SGK văn 8 tập 2:

Trật tự các luận điểm được sắp xếp hợp lí trong sự thể hiện tư tưởng tác giả: khao khát tự do.

  • Cả đời Ru-xô theo quan điểm đấu tranh tự do
  • Do hoàn cảnh từ nhỏ ru-xô bị đánh đập, đi ở để kiếm ăn, không được học hành nên ông luôn khao khát được tìm hiểu tri thức
  • Ông tự nỗ lực học tập, trau dồi hiểu biết qua sách vở cuộc sống

=> chủ đề về tích góp kiến thức, trau dồi hiểu biết, tri thức về cuộc sống được ông đề cập tới tiếp sau chủ đề tự do.

Câu 3 trang 101 SGK văn 8 tập 2:

  • Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng “tôi” khi trình bày những trải nghiệm
  • Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến bài viết có tính thực tế, chân thành hơn
  • Khi tác giả mượn bài Ê-min để thể hiện cái “tôi” cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn

=> văn chính luận mà không cứng nhắc, gò bó mà lại hấp dẫn và thuyết phục.

Câu 4 trang 101 SGK văn 8 tập 2:

Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua tác phẩm:

  • Lòng yêu quý tự do “ta ưa đi lúc nào thì đi, dừng lại lúc nào thì dừng”
  • Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả trái đất”
  • Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”
  • Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”
  • Theo ông giáo dục thế hệ trẻ phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự so.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Hội thoại(tiếp theo) lớp 8
  • Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *