Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận lớp 8

Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận lớp 8
  • Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu lớp 8

Ngoài yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho bài văn thêm sống động và giàu hình ảnh làm cho vấn đề nghị luận hấp dẫn và thuyết phục người đọc hơn. Bởi nếu chỉ nghị luận đơn thuần bài viết sẽ khô khan . Để tránh nhược điểm này , thường trong các bài văn nghị luận người viết thường đưa vào các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả để cho các luận điểm, luận cứ thêm phần cụ thể sắc nhọn và thuyết phục hơn . Bài học “Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận” chúng ta sẽ tìm hiểu để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Qua bài học này, chúng ta hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận và nắm được cách thức cơ bản khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận”.

SOẠN BÀI TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONGVĂN NGHỊ LUẬN LỚP 8

I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

1. Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Nhận xét: Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

2. Tác giả không kể đầy đủ, cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han mà chỉ nhấn vào một số chi tiết cụ thể có sự trùng hợp với hình tượng Thánh Gióng, câu chuyện Thánh Gióng. Chẳng hạn “cưỡi ngựa đá khổng lồ” để cho ta liên tưởng việc Gióng “cưỡi ngựa sắt khổng lồ”, những ao vũng chi chít của vết chân voi ngựa nàng Han gợi tả những ao đầm chi chít của gót ngựa Thánh Gióng đi qua. Nhấn mạnh một số chi tiết giống với Thánh Gióng tác giả đã làm sáng tỏ ý: Chàng Trăng và Nàng Han “có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng miền xuôi”. Từ đó khẳng định truyện Thánh Gióng “thực là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ”.

II. Luyện tập  Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

1. Câu  1 ( trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Yếu tố tự sự:

  •      Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
  •      Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, chỉ là một xâu những vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam.
  •      Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ….

Yếu tố miêu tả:

  •      Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng.      Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây…
  •      Đêm nay rất đẹp, rạo rực bao nỗi niềm, cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên…
  •      Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ…

Tác  động: Trong đoạn văn nghị này, yếu tố tự sự và miêu tả, đặc biệt là miêu tả rất dồi dào, phong phú. Nhưng đây vẫn hoàn toàn không phải là đoạn văn tả cảnh đêm trăng và tâm trạng người tù mà môc đích chủ yếu muốn làm rừ là khắc họa cô thể hoàn cảnh sáng tic của bài thơVọng nguyệt và tâm trạng của người tù.

2. Câu 2 ( trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  • Sử dụng yếu tố miêu tả khi: Tả vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, các em có thể vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào làm ở một số đoạn nhất định.
  •  Sử dụng yếu tố tự sự khi: Kể về một kỉ niệm liên quan đến chuyến đi chơi thăm đầm sen    

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục lớp 8
  • Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *