Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) đầy đủ lớp 8 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) đầy đủ lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh lớp 8
  • Soạn bài Ngắm trăng lớp 8

Chúng ta đã không còn xa lạ với tác phẩm “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. Ở bài trước chúng ta đã học bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) được trích từ tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Hôm nay chúng ta sẽ đến với một bài thơ khác trong tập nhật kí đó là bài Đi đường (Tẩu lộ). Chúng ta sẽ cùng đến với bài Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh để tìm hiểu những khó khăn, gian nan của Người trên con đường trường và đặc biệt là khám phá những triết lí có trong bài thơ. Đây là một bài thơ rất hay và quan trọng trong chương trình học mà các bạn cần hết sức chus ý. Sau đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) đầy đủ lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo.

Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) lớp 8

I. Tìm hiểu chung về bài Đi đường (Tẩu lộ)

1. Tác giả

Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm

  • Tháng 8.1942 Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng viện trợ của quốc tế cho Cách mạng Việt Nam. Sau 15 ngày đi bộ, khi vừa tới thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng Tây thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì tình nghi là gián điệp.Từ đó Người bị cầm tù trong gần 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Đến tháng 9.1943, Người được thả tự do.
  • Trong thời gian ở đây, Người đã viết “Nhật kí trong tù”
  • Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù”

II. Hướng dẫn Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ)

Câu 1 trang 40 SGK văn 8 tập 2

Tìm hiểu phần pheien âm, dịch nghĩa để hiểu ý nghĩa của bài thơ

Câu 2 trang 40 SGK văn 8 tập 2

Kết cấu bài thơ:

Bài thơ có kết cấu khá chuẩn về kiểu kết cấu của bài thơ tứ tuyệt Đường luật: 4 câu có trình tự khai- thừa- chuyển- hợp:

  • Câu 1: khai- mở ra việc đi đường
  • Câu 2: thừa- nêu những khó khăn khi đi đường
  • Câu 3: chuyển- nâng cao khó khăn ấy lên
  • Câu 4: hợp- từ những khó khăn tổng hợp lại triết lí đi đường

Câu 3 trang 40 SGK văn 8 tập 2

  • Việc sử dụng các điệp ngữ ở bài thơ có tác dụng:
  • Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ.
  • Tạo sự trúc trắc, gợi ra sự khó khăn cho đi đường

Câu 4 trang 40 SGK văn 8 tập 2

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”

  • Câu thơ diễn ra cảnh núi non cao ngất mwor ra một không gian trập trùng những nguy hiểm mà người đi đường phải đối mặt: hết dãy núi cao này đến dãy núi cao khác xếp chồng lên nhau, đi hết dãy này dãy kia lại hiện ra.

“Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

  • Sau khi đã vượt qua được hết những gian nan trước mặt, phía cuối con đường hầm luôn là ánh sáng. Khi mà con người đã có thể qua hết chông gai thì vẻ đẹp hùng tráng của thiên nhiễn sẽ tự hiện ra hút trọn vào tầm mắt và người tù cách mạng trở thành người du khách trên đỉnh cao chinh phục cái đẹp.

Câu 5 trang 40 SGK văn 8 tập 2

  • Đây không phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện.
  • Vì: bài thơ chỉ dùng tự sự và miêu tả để làm nổi bật lên triết lí mà nhà thơ muốn nói ở cuối bài.
  • Nội dung ý nghĩa của bài thơ: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đi đường: vượt qua gian nan thử thách sẽ giành được thắng lợi vẻ vang.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Câu cảm thán lớp 8
  • Soạn bài Câu trần thuật lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *