Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đầy đủ lớp 8 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đầy đủ lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh lớp 8
  • Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản lớp 8

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là những thuật ngữ đã quen thuộc, chúng ta hay nghe người ta nói về những thuật ngữ này. Và đặc biệt là ngay chính chúng ta cũng đang sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mà ta không hề hay biết cho đến khi học bài này. Sau đây sẽ là bài soạn đầy đủ cho bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com. Qua bài này, chúng ta sẽ hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội, dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vào hoàn cảnh như thế nào và giải thích được những hiện tượng khác từ ở nhiều địa phương và chắc chắn bạn sẽ nhận ra ngôn ngữ thật là thú vị. Chúc các bạn may mắn!

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội lớp 8

I. Hướng dẫn Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội lớp 8

1. Từ ngữ địa phương

Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô:

  • Từ “ngô” là từ ngữ toàn dân
  • Từ “bắp”, “bẹ” là từ ngữ địa phương.

2. Biệt ngữ xã hội

a)

  • Trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng là “mẹ”, có chỗ dùng là “mợ” vì đoạn trích được trích trong tập hồi kí “Trong lòng mẹ” nên tác giả dùng từ ngữ toàn dân “mẹ”- từ ngữ hiện tại. Nhưng đoạn đối thoại với bà cô là ở quá khứ nên dùng từ “mợ”.
  • Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là “mợ”, gọi cha là “cậu”.

b) Nghĩa các từ:

  • Ngỗng: điểm 2.
  • Trúng tủ kiểm trả, thi cử vào đúng bài đã chuẩn bị, đã ôn.

Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng những từ ngữ này.

3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Câu 1 trang 57 SGK văn 8 tập 1

  • Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội thì cần chú ý tình huống giao tiếp và đối tượng giap tiếp.
  • Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì không phải trong hoàn cảnh giao tiếp nào cũng phù hợp và đối tượng nào cũng hiểu từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

Câu 2 trang 57 SGK văn 8 tập 1

  • Trong bài “Nhớ” có sử dụng các từ ngữ địa phương như “mô”, “bầy tui”, “ví”,… để làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ đồng thời tô đậm văn hóa địa phương.

Trong “Bỉ vỏ” sử dụng biệt ngữ xã hội để tô đậm tính cách của một tầng lớp xã hội nhất định.

II. Luyện tập bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Câu 1 trang 58 SGK văn 8 tập 1

Một số từ ngữ địa phương:

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Cây viết ( Nam Bộ)

Cây bút

Trái thơm (Nam Bộ)

Quả dứa

Heo (Nam Bộ)

Lợn

Mụ (Trung Bộ)

Con gái

Tía

Bố

Răng

Thế nào

Rứa

Thế

Câu 2 trang 58 SGK văn 8 tập 1

Tìm một số biệt ngữ xã hội:

  • Từ ngữ dùng trong tầng lớp học sinh: Gậy (điểm 1), Quay (chép bài),…
  • Từ ngữ dùng trong tầng lớp của tội phạm: cớm (công an), hai ngón (móc túi),…

Câu 3 trang 58 SGK văn 8 tập 1

  • Những trường hợp dùng từ ngữ địa phương: a, c
  • Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: b, d, e, g

Câu 4 trang 58 SGK văn 8 tập 1

Sưu tầm một số bài ca dao ở địa phương mình.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự lớp 8
  • Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *