Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài Đêm nay Bác không ngủ lớp 6 tập 2 đầy đủ do HSG biên soạn sát chương trình sách giáo khoa. Hình ảnh Bác Hồ, người cha già vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam đã trở thành mạch nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu sáng tác nghệ thuật.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Nhân hóa lớp 6
  • Soạn bài Phương pháp tả người lớp 6

Nhưng không một giấy mực nào có thể viết đủ, viết trọn vẹn về những đóng góp, hi sinh lớn lao của Bác cho dân tộc Việt Nam. Bác ra đi là một mất mát to lớn vô cùng cho dân tộc. Trong nỗi xúc động bồi hồi ấy, nhiều bài thơ ra đời, ta từng nghe một lời bộc bạch sâu nặng trong Viếng Lăng Bác  của Viễn Phương, những câu thơ khóc trắng trời trong Bác ơi của Tố Hữu. Nay thêm một bài thơ nữa viết về Bác đó là bài Đêm nay Bác không ngủ. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài này. Mời các bạn tham khảo bài soạn dưới đây nhé.

SOẠN BÀI ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ LỚP 6 TẬP 2.

I, Tìm hiểu chung về bài Đêm nay Bác không ngủ

1. Tác giả.

Minh Huệ đã cho ra đời nhiều tác phẩm, song nhà thơ giành rất nhiều tâm huyết để viết về Bác Hồ.

2.Tác phẩm.

a, hoàn cảnh sáng tác.

  • Bài thơ dựa trên sự kiện, trong chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu.
  • Bài thơ được đánh giá là bông hoa đẹp viết về Bác và là bài thơ hay nhất của Minh Huệ.

b, Bố cục:

  •   Phần 1 (4 khổ thơ đầu) : lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên.
  •   Phần 2 (5 khổ tiếp) : lần thứ hai anh đội viên thức dậy.
  •  Phần 3 (còn lại) : lần thứ ba anh đội viên thức dậy và thức luôn cùng Bác.

II, Đọc hiểu văn bản Đêm nay Bác không ngủ trả lời các câu hỏi

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bài thơ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Đồng thời nói lên tình cảm chiến sĩ với Bác.

Tóm tắt:

Sau nhiều lần tỉnh giấc, anh đội viên vẫn thấy Bác ngồi đó không ngủ. do cảm động trước tấm lòng cao cả của vị lãnh tụ cách mạng đối với những người chiến sĩ, anh đã quyết định thức cùng Bác.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Vì anh là người trực tiếp có mặt và đối thoại cùng Bác trong đêm đó, do vậy tạo nên tính chân thực, sinh động, bộc lộ suy nghĩ tác giả trong câu chuyện. Đồng thời giúp anh bộc lộ được tình cảm yêu quý mình giành cho Bác.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Lần thức dậy thứ nhất

Lần thức dậy thứ ba

Anh đội viên ngạc nhiên đến lo lắng, thương Bác; xúc động nhìn Bác săn sóc chiến sĩ. Anh cảm nhận được sự vĩ đại trong tâm hồn của Bác.

Anh đội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn thức, lo lắng hơn khi Bác không ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe. Càng cảm phục khi nghe câu trả lời đầy tình thương của Bác với nhân dân và bộ đội.

   * Tác giả không kể lần thức dậy thứ hai, bởi khi kể về lần thức thứ ba, người đọc có thể hình dung rằng trong lần thứ hai Bác vẫn ngồi đó. Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác hiện lên là vị lãnh tụ giàu lòng yêu thương, lo lắng cho các chiến sĩ. Đó như tấm lòng của người cha giành cho đứa con ruột thịt của mình, thật sâu sắc và cảm động.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Đêm nay Bác không ngủ

  Vì một lẽ thường tình

   Bác là Hồ Chí Minh.

  Nhà thơ viết như vậy chẳng có sai. Bởi Bác là vị lãnh tụ tối cao, đáng kính của dân tộc lẽ dĩ nhiên Bác luôn lo lắng, sát sao với các chiến sĩ của mình.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ. Mỗi dòng năm tiếng, mỗi khổ bốn dòng. Gieo vần chân : chữ cuối câu thứ hai với câu thứ ba; chữ cuối của dòng cuối với dòng đầu khổ kế tiếp. Đây là lối thơ của vè, hát giặm thích hợp với cách kể chuyện.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

  •   Từ láy tạo hình : trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …

    Từ láy tăng giá trị biểu cảm : mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc, phăng phắc, lâm thâm, …

III, Luyện tập bài Đêm nay bác không ngủ

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Trong một đêm chiến dịch, tình cờ thức dậy tôi thấy bác vẫn còn thức để lo lắng cho các chiến sĩ. Bác đã hỏi thăm và quan tâm tới những người lính nhỏ bé như chúng tôi. Mỗi cử chỉ rém chăn ân cần chu đáo ấy của Bác khiến tôi càng thêm xúc động về tấm lòng của người cha già kính yêu.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Ẩn dụ lớp 6
  • Soạn bài Lượm lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *