Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ lớp 6 hay nhất tại HSG.com chính xác trong SGK. Thiên nhiên là bà mẹ vĩ đại nhất của con người. Từ thuở sơ khai của buổi đầu lịch sử, chúng ta đã gắn bó và gần gũi với thiên nhiên.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ lớp 6
  • Soạn bài Viết đơn lớp 6

Thiên nhiên cho ta chỗ ăn, chỗ ở, che chở, bảo vệ con người. Thiên nhiên là một phần cuộc sống của con người, không có thiên nhiên sẽ không có chúng ta ngày hôm nay. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã phần nào cho ta thấy được vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Thiên nhiên không chỉ là mẹ, mà còn là bạn, là mồ hôi xương máu của ông cha. Bức thư cũng cho thấy tình yêu da diết với quê hương xứ sở của thủ lĩnh Xi- át- tơn. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ lớp 6.

SOẠN BÀI BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ LỚP 6

I- Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh ra đời

  • Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi- át- tơn đã gửi bức thư này trả lời
  • Bức thư được xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường

2. Bố cục văn bản

  • Phần 1: từ đầu… tiếng nói của cha ông chúng tôi: Quan hệ của người da đỏ với thiên nhiên
  • Phần 2: tiếp theo… đều có sự ràng buộc: Sự khác biệt trong cách sống, thái độ với Đất và thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng
  • Phần 3: còn lại: Khẳng định thái độ, cách ứng xử đúng đăn với Đất và thiên nhiên

II- Đọc- Hiểu văn bản

Câu 1 trang 139 SGK văn 6 tập 2:

a. Những phép nhân hóa được sử dụng:

  • Mảnh đất này là mẹ của người da đỏ
  • Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi
  • Mỏm đá, vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa và của con người đều chung một gia đình

Những phép so sánh được sử dụng:

  • Dòng nước óng ánh là máu của tổ tiên chúng tôi
  • Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông chúng tôi

b. Tác dụng của phép so sánh, nhân hóa:

  • Thiên nhiên, Đất của người da đỏ như mang linh hồn và sự sống
  • Mối quan hệ giữa người da đỏ với Đất, với thiên nhiên vô cùng gắn bó, thân thiết, trở thành một phần máu thịt của họ

Câu 2 trang 139 SGK văn 6 tập 2:

Sự khác biệt, đối lập trong “cách sống”, trong thái độ với “Đất”, với thiên nhiên giữa người da đỏ với người da trắng:

Đất đai:

  • Người da đỏ: coi là anh em, là bà mẹ
  • Người da trắng: cư xử như vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi, ngấu nghiến, để lại những bãi hoang mạc

Cảnh vật:

  • Người da đỏ: say sưa với tiếng lá cây lay động, âm thanh êm ái của tiếng gió thoảng
  • Người da trắng: chẳng có nơi nào yên tĩnh, chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ

Không khí:

  • Người da đỏ: rất quý giá, là của chung muông thú, cây cỏ và con người
  • Người da trắng: là của chung, nhưng chẳng để ý đến nó

Động vật:

  • Người da đỏ: chỉ giết để duy trì sự sống
  • Người da trắng: bắn chết cả ngàn con

Các biện pháp nghệ thuật đã dùng để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập và để thể hiện tình cảm, thái độ của mình:

  • Phép đối lập: anh em- kẻ thù, yên tĩnh- ồn ào, quý giá- không để ý đến
  • Phép điệp: tôi biết, tôi thật không hiểu nổi, ngài phải…
  • Sử dụng các kiểu câu ghép quan hệ giả thiết- kết luận: nếu… ngài phải…

Câu 3 trang 140 SGK văn 6 tập 2:

a. Các ý chính của đoạn văn:

  • Khuyên người da trắng bảo vệ, tôn trọng đất đai, phải đối xử với Đất như người da đỏ
  • Bảo vệ đất đai là bảo vệ cuộc sống của chính mình

b. Cách hành văn và giọng điệu ở đoạn này vẫn hùng hồn, vừa trữ tình vừa sâu lắng như các đoạn trước

Điểm khác: Khẳng định chắc nịch “Đất là mẹ”

c. Cách hiểu câu: Đất là mẹ:

  • Đất là nguồn sống, bảo vệ, che chở cho con người
  • Con người phải biết yêu thương, kính trọng, bảo vệ đất

Câu 4 trang 140 SGK văn 6 tập 2:

Một số phép lặp trong bài:

  • Lặp từ ngữ: người da đỏ, người da trắng, đất đai, tôi biết…
  • Lặp kiểu câu: nếu…ngài phải, tôi không hiểu…, ngài phải dạy…, ngài phải biết…, ngài phải giữ gìn…

=> Tác dụng của phép lặp: làm nổi bật, nhấn mạnh sự khác biệt trong cách sống, cách đối xử với Đất, với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng, thể hiện tình cảm yêu mến gắn bó với mảnh đất quê hương của tác giả

Câu 5 trang 140 SGK văn 6 tập 2:

Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ nhưng vẫn được coi là văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường vì:

  • Tác giả đã viết bằng tất cả lòng yêu mến, gắn bó với quê hương xứ sở
  • Chỉ ra mối quan hệ gần gũi, vai trò của thiên nhiên, đất đai, nước, không khí đối đời sống con người
  • Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ, cách ứng xử đúng đắn với Đất và thiên nhiên

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) lớp 6
  • Soạn bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *