Soạn bài Đại từ lớp 7 đầy đủ hay nhất
Hướng dẫn Soạn bài Đại từ lớp 7 do HSG biên soạn để các bạn tham khảo và đạt kết quả tốt nhất trong học tập
Các bài soạn trước đó:
- Soạn bài Những câu hát than thân lớp 7
- Soạn bài Những câu hát châm biếm lớp 7
Trong chương trình đồ sộ về tiếng việt của bộ môn Ngữ văn dường như có rất nhiều đơn vị kiến thức căn bản mà ta cần nắm vững được. Để học tốt bộ môn này hầu hết chúng ta cần phải chăm chỉ trau dồi nhứng tri thức về mảng đề tài này. Ngữ pháo tiếng Việt không chỉ có những danh từ, động từ, số từ… mà còn có đại từ rất quan trọng. Một trong những mảng kiến thức cần lưu tâm đặc biệt với mỗi ai học bộ môn Ngữ văn. Tuy nhiên trước đến nay dường như chúng ta đều mơ hồ vế phần này thì hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đại từ trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Đại từ. Việc soàn bài ở nhà là một bước cần thiết trước khi lên lớp.
SOẠN BÀI ĐẠI TỪ.
I. Thế nào là đại từ?
Câu 1 trang 55 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Nó trong đoạn văn đầu trỏ “em” tôi còn nó trong đoạn văn thứ hai trỏ “con gà” của anh Bốn Linh. Nhờ vào ngữ cảnh của câu nói, căn cứ nội dung các câu đứng trước và sau chứa từ ấy.
Câu 2 trang 55 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Từ “thế” đoạn ba trỏ việc “đem chia đồ chơi ra đi”. Ta biết được nhờ vào câu văn đứng trước đó.
Câu 3 trang 55 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Từ “ai” trong bài ca dao dùng để hỏi
Câu 4 trang 55 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Từ nó đoạn 1 và từ ai ở trong bài ca dao dùng làm chủ ngữ. Từ nó trong đoạn văn 2 làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.
II. Các loại đại từ
1. Đại từ để trỏ
a) các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ…. dùng để trỏ người, sự vật
b) các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ số lượng
c) các đại từ vậy, thế nào trỏ tính chất, hoạt động của sự vật
2. Đại từ để hỏi
a) Các đại từ ai, gì,… hỏi về người, sự vật
b) Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng
c) Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất của sự vật
III. Luyện tập
Câu 1 trang 56 SGK ngữ văn 7 tập 1:
a)
Số Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
1 |
Tôi |
Chúng tôi |
2 |
Mày |
Chúng mày |
3 |
Nó, hắn |
Chúng nó, họ |
b) Mình trong câu (a) trỏ bản thân người nói, thuộc ngôi thứ nhất số ít. Mình tronh hai câu ca dao trỏ người nghe, ngôi thứ hai
Câu 2 trang 57 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Ví dụ:
- Con chào ông ạ
- Con mời bác uống nước ạ
- Chị cho em mượn cây bút nhé
Câu 3 trang 57 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Ví dụ:
- Ai mà chẳng ghét nói dối
- Em thương anh bao nhiêu, anh thương em bấy nhiêu
- Thế nào họ cũng bắt được anh ấy
Câu 4 trang 57 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Đối với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô lịch sự: tớ, tôi, bạn, cậu, mình…..Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự vẫn còn phổ biến trong trường học. Những trường hợp ấy cần góp ý, khuyên bảo.
Câu 5 trang 57 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm trong xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong tiếng Anh:
Về số lượng: Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn so với trong tiếng Anh
Về ý nghĩa biểu cảm:
- Tiếng Việt có ý nghĩa biểu cảm đa dạng, tinh tế hơn
- Ví dụ: con trai lơn hơn tuổi : anh (tiếng Việt), you (tiếng Anh); con trai nhỏ hơn tuổi: em(tiếng Việt), you (tiếng anh)
Các bài soạn tiếp theo:
- Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản lớp 7
- Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 7