Soạn bài Bánh trôi nước lớp 7 Hồ Xuân Hương đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước lớp 7 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc học được tốt hơn.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm lớp 7
  • Soạn bài Sau phút chia li lớp 7

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng thơ độc đáo, đầy cá tính của văn học Việt Nam thời kì trung đại. Giữa lúc mà tiếng nói cá nhân, tiếng nói của người phụ nữ bị mất vị thế, bị coi thường và trà đạp, bị lấy đi những khát vọng chân chính. Xuân Hương đã dùng văn chương của mình, với một giọng dõng dạc, rất đàn chị để thẳng thắn nói lên cái khát vọng chân chính và khẳng định giá trị vẻ đpẹ tâm hồn của người phụ nữ xưa. Thơ Xuân Hương vì thế mà rất sâu sắc, chân thành và tha thiết, làm nặng lòng độc giả nhiều thế kỉ. Với Bánh trôi nước, Xuân Hương một lần nữa chính là Xuân Hương. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Bánh trôi nước lớp 7 nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

SOẠN BÀI BÁNH TRÔI NƯỚC LỚP 7 TẬP 1

I, Tìm hiểu chung bài Bánh trôi nước

1.Tác giả

  • Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm có trong thơ văn trung đại.
  • Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

2.Tác phẩm

  • Bài thơ tiêu biểu cho lối thơ vịnh vaath của Xuân Hương.

Bố cục: 2 phần:

  • Hai câu đầu là hình ảnh chiếc bánh trôi
  • Hai câu sau là ẩn dụ về người phụ nữ.

II, Đọc hiểu bài Bánh trôi nước

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật) : 4 câu, mỗi câu 7 chứ, ngắt nhịp 4/3 truyền thống. Vần chân ở câu 1-2-4.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn tập1)a. Nghĩa thứ nhất : bánh trôi nước được miêu tả chân thực với hình dáng tròn, màu trắng, trạng thái đang được luộc chín, phụ thuộc vào người nặn bánh.

b. Nghĩa thứ hai: Biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, tròn trịa, phúc hậu và thủy chung son sắt. Nhưng chỉ tiếc rằng họ vẫn phải chịu đựng thân phận thì bấp bênh, trôi nổi “bảy nổi ba chìm”.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Nghĩa thứ hai là nghĩa quyết định giá trị bài thơ, giá trị hiện thực, giá trị than thân.

III, Luyện tập bài Bánh trôi nước

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Những câu hát than thân đã học ở Bài 4 (cả phần Đọc thêm) :

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Mối liên quan cảm xúc các câu hát than thân với bài thơ Bánh trôi nước : Cùng là tiếng nói than thân đầy đau đớn và xót xa cho bi kịch bị vùi dập phũ phàng của người phụ nữ. Ở đó, đều ngầm lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát đã chà dạp lên vẻ đẹp và khát vọng chính đáng của người phụ nữ.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Quan hệ từ lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm lớp 7

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *