Phân tích hình ảnh Người đi đường trong bài thơ Đi đường lớp 8 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn làm bài văn Phân tích hình ảnh Người đi đường trong bài thơ Đi đường lớp 8 hay nhất

Các bài viết liên quan tới chủ đề Người đi đường trong bài thơ Đi đường đáng chú ý:

  • Cảm nhận bài thơ “Đi đường” lớp 8
  • Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) lớp 8
  • Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
  • Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”

M.Goóc-ki từng nói “Kì lạ thay con người!”. Con người đến với cuộc đời và khẳng định sự tồn tại của mình bằng chính ý chí, nghị lực và một trái tim bao la. Đường đời với biết bao thử thách chính là lửa thử vàng để vàng càng sáng. Trong tập thơ Nhật kí trong tù , ta luôn bắt gặp một con người như thế. Bài thơ “Đi đường” cũng giống như những bài thơ chuyển lao khác như: Đi Nam Ninh, Chiều tối, Giải đi sớm,… không chỉ diễn tả nỗi gian nan của người tù trên bước đường chuyển lao mà hơn hết thể hiện một thái độ mang tính chất triết lí trước những chặng đường đời đầy thử thách và phong thái của một con người có tầm vóc cao cả. Dưới đây là bài văn hướng dẫn phân tích phân tích hình ảnh người đi đường trong bài thơ “Đi Đường” lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo và làm một bài văn thật hay nhé.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG TRONG BÀI THƠ “ĐI ĐƯỜNG”

Bác Hồ từng tự sự: “Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?”. Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ “Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần “thép” rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ “Đi đường” là một trong những số ấy. Bài thơ đã xây dựng được hình ảnh “Người đi đường” với một phẩm chất đáng tự hào.

Câu thơ mở đầu:

  • “Đi đường mới biết gian lao”

Cụm từ “mới biết” nghe như đang kể lại một cách khiêm tốn nhưng chất chứa ở bên trong biết bao khó khăn sóng gió mà Bác đã phải trải qua. Như thế, câu đầu trong bài “Đi đường” không chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm trong một cuộc đi đường , mà còn chứa đựng một thái độ đánh giá, nhận thức được suy nghĩ suốt chặng đường bị tù đày và cả trên con đường giải phóng, tìm tự do cho dân tộc. Đến với câu thứ hai cảnh thiên nhiên xuất hiện:

  • “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”

Cảnh ở đây chỉ có núi mà thôi. Núi kết hợp với sông trong cổ họa là những bức tranh sơn thủy hữu tình. Nhưng “núi” ở đây không nằm trong hệ thống nghệ thuật ấy. Nó trần trụi những gian lao mà người đi đường ngần ngại. Đây là một chi tiết tâm tình rất thực, thể hiện trong tiết tấu “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. Giữa hai “trùng san” bố trí ở đầu câu và cuối câu như một sự vây bọc bịt bùng như một sự vây bọc bịt bùng là một chữ “hựu” (lại). Vừa mới vượt qua được dãy núi cao này, chưa kịp nghỉ ngơi thì một núi cao khác lại hiện ra trước mặt. Một chữ “hựu” đơn giản vậy thôi mà bao nhiêu chất chứa, nó rất nặng nề trong tâm trí của kẻ chinh nhân. “Núi” ở đây không đồng nghĩa với cái đẹp, cái hào hùng. Thậm chí, có khi qua một thắng cảnh hẳn hoi mà lòng người chưa yên, cái bứt rứt ấy trong thơ vẫn hiện ra rõ rệt:

  • “Quế Lâm không quế không rừng
  • Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao”
  • (Đến Quế Lâm)

Lộ trình trong bài thơ đến câu thơ thứ ba vẫn còn chưa chấm dứt, thậm chí còn phải vượt một đỉnh cao khác hơn mọi thứ “trùng san”:

  • “Núi cao lên đến tận cùng”

Trong thơ tứ tuyệt truyền thống Phương Đông, câu thơ thứ ba là câu chuyển: chuyển cảnh, chuyển tình. Ý thức được vị trí đặc biệt của nó như một thứ cầu nối của mạch thơ, câu thơ nói về núi cao ấy, một mặt như là sự tiếp tục của hai câu thơ trước đó, tiếp tục và phát triển cao hơn. Cảm nhận từ sự lấy đà ấy của nhịp thơ, hai chữ “trùng san” đầy ngụ ý:

  • “Trùng san chi ngoại hựu trùng san
  • Trùng san đăng đáo cao phong hậu”

Mật độ của nó vốn đã dày, lúc này lại càng dày hơn. Cũng là điệp ngữ nhưng “trùng san” ở cuối câu hai và “trùng san” ở câu ba là điệp nối tiếp, lặp vòng. Tiết tấu của thơ không còn chậm rãi, đều đều. Nó khẩn trương hơn, có phần thanh thoát như một cuộc chuẩn bị. Phảng phất trong câu thơ là một thứ âm nhạc tâm hồn khác, xốn xang.

Trên con đường nhiều gian lao như vậy, con người ta rất dễ nản trí bởi đã cố gắng vượt qua một dãy núi hiểm trở xong lại thêm một dãy khác hiện ra giống như một chuỗi gian nan không hề có điểm dừng. Thế nhưng, ở câu cuối hình ảnh người đi đường hiện lên không hề chán nản mà thậm chí vinh quang:

  • Vạn lý dư đồ cố miện gian.
  • (Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)

Không còn hình ảnh của một người tù bị áp giải mà lúc này, Người như đã trở thành một du khách phiêu diêu đang đứng giữa đất trời, sảng khoái, hít căng lồng ngực mình mà tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sau khi đã vượt qua tất cả những dãy núi cao hiểm trở kia. Nếu ở những câu thơ trước, hình ảnh thiên nhiên bao la rợn ngợp, che lấp hình ảnh người đi đường thì câu thơ cuối bài con người không còn nhỏ bé bị thiên nhiên làm cho khiếp sợ mà trở nên cao lớn, hào sảng, hiên ngang vô cùng. Và đây cũng là tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên nơi người chiến sĩ cách mạng vĩ đại không bao giờ mất niềm tin vào cuộc đời. Từ hình ảnh người đi đường trong bài ta liên tưởng đến con người trên con đường đời rộng lớn. Con đường đời hay con đường cách mạng đều nhiều gian truân dài rộng nhưng nếu con người ta quyết chí đi đến cùng, phía cuối nó chính là cả một không gian thành quả rộng lớn cho ta mãn nguyện, hạnh phúc.

Hình ảnh người đi đường hiện lên thật nhiều gian lao mà cũng lắm vinh quang khi đã có bản lĩnh vượt qua mọi gian lao ấy. Từ hình ảnh ấy, triết lí về con đườn dài rộng của cuộc đời hiện lên và ta như thấy bóng dáng của người đi đường trong hành trình phía trước của mỗi chúng ta.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *