Cảm nhận bài thơ “Nhớ rừng” lớp 8 của Thế Lữ hay nhất đầy đủ

Thế Lữ là người tiên phong cắm ngọn cờ đầu tiên cho phong trào thơ mới hồi đầu thế kỉ XX. Trước cơn mưa Âu gió Á, thi ca Việt Nam đã có từng bước từng bước chuyển mình để thoát ra khỏi những khuôn thước của nền thi ca trung đại. Đó là nhờ công lao của các nhà thơ mới, một trong số đó không thể không kể đến Thế Lữ với bài thơ ” Nhớ rừng”. Hướng dẫn làm bài văn cảm nhận bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ hay nhất trong chương trình lớp 8 các bạn có thể tham khảo

Các bài viết về chủ đề Nhớ rừng được quan tâm :

  • Dàn ý cảm nhận bài thơ “Nhớ Rừng” của Thế Lữ lớp 8
  • Soạn bài Nhớ rừng lớp 8

Thế Lữ không phải là một nhà thơ xuất chúng giữa buổi ấy, nhưng những đóng góp của ông là hết sức lớn lao. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, chúng ta được học tác phẩm ” Nhớ rừng”- được coi là ngọn cờ đầu tiên đánh dấu sự thành công của thơ mới. Với những vần thơ giài hình ảnh, giàu ý nghĩa triết lí, bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Để làm tốt bài văn cảm nhận bài thơ ”Nhớ rừng“, chúng ta cần phải phân tích được vẻ đẹp nội dung tư tưởng của tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật đặc sắc. Dưới đây là hai bài làm văn mẫu hi vọng sẽ giúp các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập thật tốt!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NHẬN BÀI THƠ ” NHỚ RỪNG” CỦA THẾ LỮ HAY ĐẦY ĐỦ

Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Bài thơ “ Nhớ rừng” là một bài thơ hay, in trong tập “ Mấy vần thơ “ của ông. Tác phẩm đã mở đường cho sự thắng lợi của phong trào thơ ấy hồi đầu thế kỉ XX. Thông qua khắc hạo nỗi chán ghét cuộc sống thực tại tầm thường, tù túng của một con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú, bài thwo đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống tự do.

Tâm trạng con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được thể hiện qua các chí tiết: “ Gậm một khố căm hờn”, “ Làm trò lạ mắt – thứ đồ chơi”, chịu ngang hàng với lũ “ gấu dở hơi” và cặp báo chuồng bên “ vô tư lự”. Hổ vốn là chúa tể của rừng xanh, luôn được tự do tung hoành. Giờ  đây, khi bị giam hãm trong cũi sắt, bị biến thành kẻ mua vui khiến nó vô cùng nhục nhã. Không những thế, việc bị đánh đồng với lũ gấu dở hơi và cặp báo vô tư lự khiến nó rất bất bình. Từ “gậm” đi kèm với “khối căm hườn” trực tiếp diễn tả cảm xúc hờn căm, kết đọng, đè nặng, nhức nhối. Không có cách nào giải thoát, nó đành nằm dài, trông ngày tháng dần qua, buông xuôi, bất lực. Nghệ thuật tương phản giữa hình dáng bên ngoài buông xuôi với nội tâm hờn căm của hổ đã thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt.

Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của hổ đó là một sơn lâm với bóng cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội. Điệp từ “ với” kết hợp với các động từ chỉ đặc điểm hành động đã gợi  tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, phi thường, kì vĩ,…Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể sơn lâm hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng,.. Các từ ngữ gợi hình dáng và tính cách của hổ “ lượn”, “vờn”, “quắc” thật gaifu chất gợi, diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa rừng. Tâm trạng của chúa rừng lúc này là hài lòng, thỏa mãn, tự hào về vẻ oai phong của mình. Đoạn thơ là nỗi hoài niệm quá khứ trong sự xót xa, nuối tiếc đến quặn thắt của hổ. Miên man trong dòng hoài niệm, quá khứ như thước phim quay chậm lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ của hổ. Khổ thwo với các điệp từ “ đâu”, “nào đâu” đứng ở đầu các câu thơ. Mỗi lần vang lên là một lần lòng hổ sát muối. Hổ như đang kiếm tìm quá khứ xa xôi trong thảng thốt. Những tiếng này đứng ở đầu câu cpfn là tiếng kêu xé lòng đầy oán thán của hổ. Bốn câu hỏi tu từ nặng trĩu nhớ thương. Bốn câu hỏi là bốn bức tranh, bốn khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất trong quá khứ. Trong nỗi nhớ da diết của hổ hiện lên bốn cảnh, cảnh nào cũng hùng vĩ, dữ dội mà tráng lệ, thơ mộng. Cảnh nào hổ cũng ở vị trí trung tâm, với sự uy nghi chế ngự cả thiên nhiên.

Bốn bức tranh cũng vẽ về con hổ với bốn phong cảnh và bốn tư thế khác nhau đã khái quát trọn vẹn về một thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Bốn bức tranh là bốn hoài niệm đầy tiếc nuối, uất hận. Bốn bức tranh là bốn câu hỏi tu từ với giọng điệu tăng tiến dần. “ Nào đâu” là tiếng than ngậm ngùi, tiếc nuối mở đầu dòng hoài niệm. Đến những câu thơ tiếp theo, các từ “ đâu” đã nhuốm đầy đau đớn Đặc biệt là câu hỏi cuối cùng trong bộ tranh tứ bình dài đến ba dòng thơ là lời chất vẫn dữ dội, tìm về một dĩ vãng huy hoàng. Nhưng dĩ vãng mãi chỉ là dĩ vãng một đi không trở lại, vì vậy mà dòng hồi tưởng đến cao trào bỗng hạ xuống bằng một lời than tiếc nuối, một tiếng thở dài ngao ngán :” Than ơi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Sau hồi tưởng, hổ càng ý thức thêm sự bất lực của mình. Giấc mơ huy hoàng đã khép lại, chấm dứt mọi hoài niệm: thân ở từ mà hồn ở chốn giang sơn hùng vĩ.

Cảnh vườn bách thú hiện ra trước ánh nhìn của hổ. Đó là:  hoa chăm, cỏ xen, lối phẳng, cây trồng, dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém. Đó là những cảnh giả dối, nhàm chán, đáng khinh. Đoạn thơ với giọng giễu nhại, sử dụng một loạt các từ ngữ kiệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn dồn dập, thể hiện nỗi chán trường đến cực độ. Cảnh vườn bách thú hiện lên qua con mắt của hổ cũng là thực tại của đất nước Việt Nam với những điều lố lăng, kệch cỡm trên con đường Âu hóa, khi bị thực dân Pháp xâm lược.

Khổ thơ thứ năm là giấc mộng ngàn của hổ, là không gian oai linh, hùng vĩ. Nhưng tiếc thay, đó chỉ còn là không gian trong mộng, bởi hổ đã từng thốt lên: “ nơi ta không còn được thấy bao giờ”. Mở đầu và kết thúc đoạn thơ đều là câu cảm thán bộc lộ trực tiếp nỗi luyến tiếc cuộc sống tự do. Từ đó, có thể thấy giấc mộng ngàn của hổ thực chất là nỗi đau bi kịch. Nỗi đau bị kịch được sống trong xứ sở của mình, cũng là khát vọng tự do của con người. Điều này thể hiện rất rõ qua lời nhắn gửi của con hổ tới rừng xanh. Lời nhắn nhủ của con hổ cũng là tấm lòng gắn bó với non nước cũ, nó không bị kẻ thù hay hoàn cảnh khuất phục. Lời nhắn nhủ của con hổ như một lời thề son sắt. Phải chăng đây chính là tiếng lòng của những người dân chán ghét cảnh đời nô lệ. Vì vậy mà lời thơ thống thiết nhưu tiếng vang sâu thẳm của lòng yêu nước.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NHẬN BÀI THƠ “NHỚ RỪNG” LỚP 8 HAY

Khát vọng tự do luôn là một đề tài được chú ý của các nhà thơ, nhất là trong hoàn cảnh đất nước lầm than. Có người tìm về một thời vang bóng như Nguyễn Tuân, Vũ Đình Liên, có người lại chọn gửi nỗi niềm vào những lâu đài cổ kính của đất nước Chiêm Thành hư thực. Còn Thế Lữ, ông lại chọn gửi tình yêu của mình vào lời con hổ trong vườn bách thú trong bài thơ “Nhớ rừng”.

Xuất hiện vào cuối năm 1934, khi xã hội Việt Nam đang đắm chìm trong nô lệ, người dân bị giam hãm trong tù túng, “Nhớ rừng” là đã chạm vào nỗi đau mất nước của mỗi con người. Trong lời đề từ, tác giả có viết: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Đây có thể coi là tứ trung tâm, là điểm tựa cho cảm xúc thơ bùng phát. Tác giả đã đặt con hồ- biểu tượng cho sức mạnh huyền bí, dữ dội, linh thiêng của rừng già giữa cũi sắt tù túng, gò ló của khu vườn bách thú để tạo nên cái đối lập, tương phản giữa khát vọng lớn lao với hoàn cảnh nghiệt ngã.

Bài thơ mượn lời một con hổ trong vườn bách thú. Hồn vía là một chúa sơn lâm nhưng cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực. Mở đầu bài thơ là những từ ngữ giàu tính gợi hình:

  • “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”

Không phải là “gặm” hay “ngậm” mà là “gậm”-gậm nhấm nỗi đau của mình một cách lặng lẽ mà quyết liệt, dữ dội. Ngay cả tư tưởng “căm hờn” cũng là bị nén chặt do đông cứng lại bởi những thanh sắt được gắn thành khung- một sản phẩm kĩ thuật của loài người hiện đại. Vì thế, nó không tan ra mà cứ ngày một nhức buốt cắn xé trái tim của hổ khiến nó không lúc nào nguôi được sự căm hờn của mình.

Đến câu thơ thứ hai, ta bắt gặp hổ ở một tư thế khác:

  • “Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”

Trong tư thế “nằm dài”, ta thấy hổ đã qua rồi cái thời kì gào thét đòi tự do. Giờ đây, nó đang chán nản, buông xuôi, phó mặc cho sự đời. Tình cảnh ấy có thể coi là tuyệt vọng nhưng chúa sơn lâm không bị vì giam cầm mà nó chịu khuất phục. Ở  hổ vẫn còn nguyên đó niềm kiêu hãnh: nó coi con người là loài mắt bé và thấy nhục vô cùng khi bị hạ thấp ngang tầm với bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự, dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh.

Với con người và loài vật như thế, còn cảnh vườn bách thú với con hổ là:

  • “Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
  • Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
  • Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
  • Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
  • Len dưới nách những mô gò thấp kém;
  • Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
  • Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
  • Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.”

Cảnh vườn bách thú với hoa cỏ, suối, núi non nhưng tất cả chỉ là những cảnh “sửa sang, tầm thường, giả dối”. Nó thấy khung cảnh dù có được bày trí, sắp xếp đến đâu thì so với rừng thiêng bí ẩn cũng hết sức tầm thường.

Trước hoàn cảnh thực tế nghiệt ngã, bị giam hãm, tù đày hết ngày này qua tháng khác nhưng chính lòng kiêu hãnh đã giúp cho hổ không gục ngã. Nằm dài nữa những thanh sắt lạnh lùng cô cảm nhưng hổ vẫn không thôi mơ mộng:

  • “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
  • Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
  • Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
  • Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”

Đến đây, ta mới hiểu được hai chữ “nhớ rừng” có giá trị đến mức nào. Rừng thiêng xa xăm gắn với quá khứ huy hoàng, hổ được tự do tung hoành, được thể hiện bản lĩnh của mình. Những từ ngữ đã trực tiếp diễn tả những âm thanh vang động của rừng già: “gió gào ngàn, rừng thét núi, khúc trường ca dữ dội”. Nổi bật trên nền ấy là tư thế làm chủ của hổ: “Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”. Trung tâm của bức tranh là hình tượng con hổ xuất hiện với tấm thân uyển chuyển đầy sức mạnh, với nội lực đầy ghê gớm khiến cho mọi thứ đều im hơi. Thật là một cảnh huy hoàng nay chỉ còn vang bóng, đối lập với tư thế “nằm dài” hiện tại.

Đến đoạn thơ tiếp theo là đỉnh cao trong thời kì vàng son của hổ:

  • “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
  • Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
  • Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
  • Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
  • Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
  • Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
  • Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
  • Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Đó chính là khung cảnh bốn mùa, của ngày và đêm. Ở cảnh nào hổ cùng hiện lên vói tư thế đối lập với trăng sao, vũ trụ. Có khi mơ màng như một thi sĩ dưới ánh trăng khi đã say mồi. Có khi lặng lẽ trầm ngâm như một nhà hiền triết trước những cơn mưa rừng làm thay đổi cả giang sơn, đất nước. Có khi lại huy hoàng như một bậc đế vương trong buổi sớm bình minh được thiên nhiên điểm tô, được thần dân nâng giấc. Đặc biệt, quyền uy của hổ được khẳng định vào những chiều hoàng hôn- kho ánh mặt trời còn sót lại sau rừng, buông xuống trước uy nghiêm của mãnh hổ. Ánh mặt trời khi sắp tắt hay chính là màu của mặt trời đang cận kề cái chết trong con mắt của  hổ. Hổ đang tận hưởng giây phút chiến thắng trước vầng thai dương. Trong đoạn thơ, xuất hiện câu hỏi tu từ và điệp ngữ: “Đâu, nào đâu”. Đó là những nỗi u uất khôn nguôi. Từ quá khứ, hổ trở về với thực tại, những ngày tháng oai hùng nay chỉ còn là kí ức xa xăm, vô vọng. Niềm u uất cứ lớn dần  lên để kết thúc bằng tiếng kêu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Liệu đó có phải tiếng kêu bất lực, tuyệt vọng. Không! Bởi nếu như thế, tất cả sẽ sụp đổ. Hổ sẽ chẳng khác nào bọn gấu báo mà nó từng khinh miệt. Thế giới nó thuộc về là chốn rừng già. Dẫu có ý thức: quá khứ oai hùng đó một đi không trở lại nhưng trái tim của nó vẫn thuộc về rừng xanh:

  • “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
  • Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
  • Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
  • – Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Dù bị giam cầm về thể xác nhưng tâm hồn hổ vẫn hướng về chốn rừng già. Tiếng nói của hổ vẫn phủ nhận hiện tại, bộc lộ niềm khao khát tự do cháy bỏng.

Với cách tân táo bạo trong thể thơ, âm điệu phong phú, ngôn ngữ trong sáng, giàu chất tạo hình đã diễn tả chân thực hình ảnh và tâm trạng của con hổ. Hình ảnh con hổ trong vườn bách thú hay chính là hình ảnh của con người Việt Nam dưới cũi sắt vô hình của bọn thực dân? Nỗi niềm của hổ hay chính là tiếng lòng Thế Lữ, là tình cảm của biết bao nhiêu người con Việt Nam bấy giờ. Những câu thơ riêng Thế Lữ nhưng có sức đồng cảm và khái quát mãnh liệt. Tiếng nói ấy gặp tiếng nói của những thi nhân cùng thời và hậu thế:

  • “Tôi là con nai bị chiều đành lưới
  • Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”
  • (Xuân Diệu)
  • “Con nai vàng ngơ ngác
  • Đạp trên lá vàng khô”
  • (Lưu Trọng Lư)

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *