Phân tích bài “Thuế máu” lớp 8 của Nguyễn Ái Quốc hay ngắn gọn

Hướng dẫn làm bài văn phân tích “Thuế máu” của Hồ Chí Minh lớp 8 hay nhất các bạn có thể tham khảo

Các bài viết về chủ đề Thuế máu được quan tâm :

  • Soạn bài Thuế máu lớp 8

Chúng ta được biết đến Bác Hồ là vị cha già dân tộc, người đã soi sáng và dẫn dắt con đường Việt Nam ra khỏi sự tối tăm của nô lệ đi về phía ánh sáng và tự do. Ngoài là một nhà chính trị, tư tưởng và lãnh đạo tài ba, Bác cũng là một trong những nghệ sĩ tài hoa của văn học Việt Nam. Thơ Người có phong vị Đường thi của một thi nhân, lại có sự trẻ trung, lạc quan của một chí sĩ cách mạng. Hồ Chí Minh còn là một nhà viết văn chính luận bậc thầy với lập luận sắc sảo, tinh tế và ngòi bút trào phúng tài hoa. Nếu những ở những câu thơ, ta gặp một Hồ Chí Minh đầy chất thơ thì ở những dòng chính luận lại là một trí tuệ và bản lĩnh. “Thuế màu” là một trong những văn bản chúng ta được tiếp cận thể hiện rất rõ khía cạnh thứ hai ấy. Trong chương trình lớp 8, chúng ta sẽ được phân tích đoạn trích này. Chú ý các bước phân tích để làm nổi bật nội dung cũng như tài năng của tác giả. Sau đây là bài viết mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH “THUẾ MÁU”

Hồ Chí Minh- lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cũng là viên ngọc trong văn học Việt Nam hiện đại. Ngòi bút của Người ngoài về thiên nhiên, về cách mạng còn hướng tới, quan tâm nhưng số phận bất hạnh, những “người cùng khổ” phải chịu bất công và khổ đau. Một trong những bản án mà Bác đưa ra để tố cáo những tội ác của thực dân, đó chính là “Thế máu” – chương một trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân đóng góp cho đất nước. Nhưng có những loại thuế lại nằm ngoài nghĩa vụ đó. Thứ thuế của người chết khiến cho người sống phải chết đi sống lại trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hay những phóng sự liên quan. Khi cần tiền, các quan cai trị không ngần ngại vẽ ra đủ thứ thuế vô lí. Khi cần củng cố địa vị, những thứ thuế kia lại được đặt ra, không phải trả bằng tiền bạc, công sức nữa và bằng cả máu và nước mắt, bằng nỗi đau của con người. Nhan đề đã gợi ra số phận bi thảm cũng như sự tàn độc trong cách bóc lột của thực dân.

Bài viết của Hồ Chí Minh được chia thành ba phần. Đầu tiên là cái nhìn của tác giả về chiến tranh và người bản xứ. Trước những năm 1914, những người bản xứ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tân “An- nam- mít”. Trong mắt của những nhà cầm quyền, họ chỉ là giống người ngu dốt và hạ đẳng. Nhưng khi chiến tranh nổ ra, họ lập tức trở thành “những đứa con yêu, những người bạn hiền” của các quan cai trị, phụ mẫu nhân hậu. Họ được khoác lên cổ những danh hiệu cao quý và nhân hậu: “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Để trả giá cho cái danh dự đột ngột và hão huyền ấy, những người bản xứ phải đánh đổi bằng cái chết ở nơi đáy biển, vùng Ban- căng hoang vu, bên bờ sông Mác- nơ hay bãi lầy miền Săm-pa-nơ. Những kẻ không phải ra trận thì bị đầu độc trong những xưởng vũ khí giết người. Đó là những tội ác thực sự phía sau những danh từ mĩ miều kia. Giọng điệu châm biếm, mỉa mai bằng cách nhại lại những mĩ từ ấy đã vạch trần thủ đoạn lừa bịp, xảo trá, đáng ghê tởm trong quá trình khai hóa văn minh của chủ nghĩa thực dân. Việc sử dụng những con số cụ thể và biện pháp nói giảm, nói tránh khi nói đến sự mất mát làm nỗi đau ngày càng tăng lên.

Bộ mặt xảo trá ấy còn thể hiện ở các thủ đoạn bắt lính. Lính tình nguyện là cách nói mà chính quyền thực dân dùng để lừa bịp dư luận tiến bộ. Khi nói với nhau, chúng không ngần ngại gọi những người bản xứ là những vật liệu biết nói- không được coi như một con người. Tác giả không ngần ngại vạch ra sự thật: không có cuộc vận động tuyên truyền nào gọi là tình nguyện cả. Các viên công sứ chỉ cần ra lệnh cho quan lại dưới quyền ngày nộp và số lượng nộp. Các quan lại địa phương thì không lo gì không đủ số lượng. Đây còn là cơ hội tuyệt vời để chúng kiếm trác trên xương máu của đồng bào mình. Thoạt tiên, chúng tóm lấy những người khỏe mạnh, nghèo khổ. Điều này có vô số cái lợi bởi người nghèo làm gì có tiền mà chạy chọt, đành chấp nhận đi lính. Mà người nghèo trong xã hội ấy có vô vàn. Các quan lại có dịp để tâng công nên ai cũng trở nên mẫn cán. Lo xong việc quân số, tiếp đến việc kiếm trác. Chúng nhắm đến con cái nhà giàu: hoặc đi lính, hoặc xì tiền ra. Chẳng ai muốn con mình đi vào cõi chết. Thế là chế độ đi lính không chỉ đỡ cho mẫu quốc bao nhiêu xương máu mà còn giúp quan lại địa phương làm giàu. Người chịu thua thiệt duy nhất là đám dân đen. Họ không chỉ phải chịu sưu cao thuế nặng, mà còn phải chịu hai tần áp bức: phong kiến và thực dân.

Ai cũng biết những lời lẽ bịp bợm là giả tạo. Những người dân bản xứ đã tìm mọi cách để trốn lính: tự làm cho mình nhiễm bệnh nguy hiểm. Vậy mà với giọng điệu đểu cáng, chúng không ngần ngại đưa ra những lời: “Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương”. Để tăng sức thuyết phục, tác giả đã đưa ra những cảnh lính bị bắt, bị áp giải để cho thấy bộ mặt của chủ nghĩa thực dân và cái gọi là “lính tình nguyện” trước dư luận thế giới.

Kết quả của sự hi sinh ấy là gì? Khi những “công cụ biết nói” không còn cần thiết thì lập tức họ lại trở về giống người bẩn thỉu. Sau hi họ đã cống hiến xương máu của mình bảo vệ cho mẫu quốc thì lại bị chính mẫu quốc cướp nốt chút tài sản cuối cùng và bị đối xử tàn tệ. Khi trở về còn được chào đón bằng một bài diễn văn yêu nước- một thái độ xảo trá, trơ trẽn của chính quyền thực dân. Khi chiến tranh kết thúc, chính quyền thực dân đã phạm đến hai tội ác: vừa bóc lột xương máu của người dân thuộc địa, vừa cấp môn bài thẻ thuốc phiện cho thương binh và vợ tử sĩ để tiếp tục đầu độc cả một dân tộc và biến họ thành nạn nhân của cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Đó cũng chính là bộ mặt nham hiểm, bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân.

“Thuế máu” với ngòi bút lập luận sắc sảo cùng với ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai đã bày tỏ lòng cảm thông, thương xót của tác giả cho số phận những người bản xứ, lên tiếng bênh vực họ. Đồng thời là tiếng nói đanh thép kết tội, lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân, vạch ra con đường đấu tranh cho các nước thuộc địa: đoàn kết đấu tranh để lật đổ chế độ thực dân.

Những dòng “Thuế máu” không dài mà đầy sức ám ảnh. Những giọt lệ của bạn đọc cùng chảy xuống bên những giọt máu đã rơi.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *