Dàn ý “Phân tích người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Đập đá ở Côn Sơn” chi tiết đầy đủ

Dân tộc ta có rất nhiều anh hùng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong đời thực và ngay cả trong thơ ca với hình tượng người anh hùng chí sĩ cách mạng ngang tàng, khí phách với ý chí kiên cường, sắc son. Dưới đây là hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài văn Phân tích người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Đập đá ở Côn Sơn”hay nhất để các bạn tham khảo.

Các bài viết liên quan tới chủ đề Đập đá ở Côn Sơn đáng chú ý:

  • Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn
  • Cảm nghĩ về người lính trong Tiểu đội xe không kính
  • Chuyển bài thơ “Bếp lửa” thành câu chuyện lớp 9
  • Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lớp 9

Việt Nam là đất nước có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và  giữ nước, đã đánh tan mọi giặc quân  thù kể cả các kẻ tù hùng mạnh gấp ta rất nhiều lần. Để đạt được những thành công vang dội đó, đã rất nhiều máu và nước mắt đã đổ xuống. Đó là công lao to lớn của những người anh hùng vĩ đại, những người đã không hi sinh cả một đời vì nước vì dân. Và trong rất nhiều thơ ca của dân tộc từ xưa đến nay, chúng ta cũng bắt gặp những hình tượng người anh hùng chí sĩ cách mạng ngang tàng, khí phách với ý chí kiên cường, sắc son. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, ta sẽ gặp bài văn Phân tích người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Đập đá ở Côn Sơn”. Khi làm bài văn này, các bạn nên giới thiệu chung về bài thơ, phân tích  cụ thể hình tượng người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp ngang tàng, khí phách và ý chí sắc son, một lòng. Hi vọng với dàn ý dưới đây, các bạn sẽ viết được một bài văn hoàn chỉnh. Nhưng các bạn lưu ý chỉ nên tham khảo ý và diễn đạt lại theo lối hành văn của mình. Chúc các bạn thành công.

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRONG BÀI THƠ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN SƠN

I. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Đập đá ở Côn Sơn của Phan Chu Trinh, dẫn dắt hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ.

Đập đá ở Côn Lôn là khẩu khí của một người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Khẩu khí ấy rắn rỏi như chính khí phách của tác giả Phan Chu Trinh – một nhà chí sĩ yêu nước trên bước đường bôn ba cách mạng bị giam cầm, đày ải. Có thể nói rằng, với Đập đá ở Côn Lân nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã khẳng định rằng, có một dòng thơ ca yêu nước chống ngoại xâm loát lên khí phách kiên cường bất khuất. Đồng thời xây dựng lên hình tượng người chiến sĩ yêu nước luôn ngang tàng, khí phách, với ý chí chiến đấu sắc son.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ

  • Chủ đề: Thất ngôn bát cú đường luật
  • Bố cục: Đề, thực, luận, kết

2. Nội dung

  • Hình ảnh người chiến sĩ ngang tàng, khí phách của người anh hùng thông  qua việc đập đá ở Côn Sơn (được thể hiện trong 4 câu thơ đầu, trích thơ)
  • Khẩu khí đầy ngang tàng, sừng sững của chí làm trai với lòng kiêu hãnh và ước vọng mãnh liệt
  • “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/Lừng lẫy làm cho lở núi non“.
  • Khí phách của con người dường như “lừng lẫy”, hiên ngang tới mức núi non cũng phải rung chuyển. Hình ảnh của người chí sĩ hiện lên hết sức oai phong, hiên ngang, có cảm giác như núi non có vững chãi đến đâu cũng đành đổ sụp dưới khí phách ấy.
  • Khát vọng hành động mãnh liệt: “Xách búa đánh tan năm bảy đống/ Ra tay đập bể mấy trăm hòn”. Với nhịp 4/3 khỏe chắc cùng với những từ chỉ hành động “xách búa”, “ra tay” đi với những động từ mạnh “đánh tan”, “đập bể” trong biện pháp nói quá đã tô đậm sức mạnh hơn người của người chí sĩ yêu nước. Người chí sĩ cách mạng từ lâu đã coi công việc khổ sai cực nhọc là một công việc không có gì khó khăn đối với sức mạnh của bản thân, núi đá ở Côn Lôn cứng đến đâu cũng dễ dàn bị ông chinh phục trong một tư thế ngang tàn, mạnh mẽ. Người chí sĩ cách mạng không coi đây là công việc khổ sai mà chính là cách để con người ta rèn luyện.
  • Ý chí chiến đấu sắc son của người anh hùng
  • Sức chịu đựng bền bỉ dai dẳng “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/ Mưa nắng càng bền dạ sắt son” Côn Đảo thực chất là nơi mà thực dân Pháp cố tình lập ra để giam cầm những chí sĩ yêu nước, nhưng với những chí sĩ cách mạng tài ba, quả cảm và vững chí như Phan Châu Trinh thì đây là nơi tôi luyện ý chí kiên trì, sành sỏi, càng nhiều khổ cực, nắng mưa dãi dầu, lòng con người ta như càng vững, càng tin hơn.
  • Tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí.
  • Niềm tự hào kiêu hãnh: ông tự cho nhận là “kẻ vá trời” gánh vác hoạt động cách mạng với lí tưởng duy tân, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Người chiến sĩ tự nhận trách nhiệm cao cả và vĩ đại vì sự bình yên và no ấm của muôn dân với một phong thái vô cùng tự tin.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá chung, mở rộng vấn đề

Bằng cảm xúc mãnh liệt, chân thật, hình ảnh nhân vật đã biểu hiện tâm hồn, khí phách, nhiệt tình cách mạng của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh trong hoàn cảnh lỡ bước. Đó cũng là khí phách và hình tượng tiêu biểu cho cả một thế hệ yêu nước, vào đầu thế kỉ XX ở nước ta như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đình Phùng ,… Qua đó nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải một lòng một dạ đối với đất nước, với dân tộc, luôn cố gắng phấn đấu không ngừng để xây dựng đất nước sánh vai cùng cường quốc năm châu.

Trinh Po – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *