Dàn ý chứng minh tinh thần yêu nước trong hai tác phẩm ” Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ” và ” Đập đá ở Côn Lôn” chi tiết đầy đủ

Trong chương trình ngữ văn 8 chúng ta được học hai tác giả cũng như hai nhà chính trị lớn là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hôm nay hãy cùng wikihoc làm bai văn nghị luận chứng minh tinh thần yêu nước trong hai tác phẩm ” Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và ” Đập đá ở Côn Lôn” của hai tác giả nhé.

Các bài viết về chủ đề Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được quan tâm :

  • Phân tích “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” lớp 8
  • Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8
  • Chứng minh lòng yêu nước qua 2 tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn” lớp 8

Yêu nước là một trong hai cảm hứng xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam. Đặc biệt trong thời chiến văn học đóng vai trò là vũ khí chiến đấu, thì tinh thân yêu nước trong các tác phẩm lại sôi nổi hơn. Dù với mỗi nhà văn nhà thơ tinh thần yêu nước ấy được bộc lộ một cách khác nhau nhưng chung nhau bởi sự nồng nàn thắm thiết. ” Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu , ” Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, hai tác phẩm đều tinh thần yêu nước. Để chứng minh tinh thần yêu nước trong hai tác phẩm, trước hết ta cần nắm rõ nội dung của chúng cũng như các yêu cầu đối với một bài văn chứng minh. Chú ý, để làm nổi bật tinh thần yêu nước trong hai bài thơ ta cần dặc biệt sử dụng thao tác so sánh. Dưới đây là dàn ý chi tiết bài văn nghị luận trên, chúc các bạn làm bài thành công và tiếp tục ủng hộ wikihoc chúng mình.

DÀN Ý CHỨNG MINH TINH THẦN YÊU NƯỚC TRONG ” VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC” VÀ ” ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN”

I. Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu vấn đề vần nghị luận

Tinh thần yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học Việt Nam. Trong hai tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và ” Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh ta cũng thấy nồng nàn một tinh thần yêu nước, vừa riêng vừa chung của hai nhà thơ.

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Tinh thần yêu nước là tình cảm gần gũi gắn bó với tổ quốc, giang sơn. 
  • Trong văn học tình yêu nước được biểu hiện qua  tư tưởng, tình cảm cũng như nghệ thuật 
  • Trong hai hai tác phẩm ta cũng thấy lòng yêu nước của hai tác giả.

2. Chứng minh

a. Tinh thần yêu nước trong ” Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”

  • giới thiệu về tác giả tác phẩm.
  • Phan Bội Châu ( 1867-1940) là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
  • Tác phẩm là bài thơ Nôm nằm trong ” Ngục trung thư” , sáng tác đầu năm 1914 khi Phan Bội Châu bị bọn phân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam.
  • Tinh thần yêu nước trong tác phẩm được thế hiện qua lòng quyết tâm theo đuổi sự nghiệp cứu nước dù đang trong cảnh ngục tù
  • Trong sự nghiệp cứu nước, người chính trị ấy lại bị bắt giam rơi vào hoàn cảnh trớ trêu:

” Đã khách không nhà trong bốn biển,

Lại người có tội giữa năm châu”

Cuộc đời hoạt động cách mạng phải bôn ba khắp nơi đã buộc người con yêu nước xứ Nghệ phải xa quê hương, đất nước. Quê hương đất nước là máu xương của mình, ai xa quê hương đều mong nhớ quê nhà, nhất là đương buổi đất nước lầm than, nhân dân cơ cực nô lệ, nhà chính trị ấy không khỏ những nỗi nhớ thương. Lại thêm vì hoạt động cách mạng mà bị truy đuổi như một tội phạm.

  • Nhưng ngục tù chẳng thể ngăn nổi ý chí của con người sục sôi lòng yeu nước bởi ngay sau đó lòng yêu nước càng đậm đăc, nồng nàn hơn

” Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiều nguy hiểm sợ gì đâu”

  • Cho rằng vào tù chỉ vì “chạy mỏi chân”, nên con người ấy vẫn hào kiệt, vẫn phong lưu. Chính vi khí phách hơn ngươi ấy mà trong ông luôn nuôi dưỡng ý chí, lý tưởng cao đẹp. Đó là sự nghiệp kinh bang tế thế. Không phải là nuôi ý chí vị kỉ , lý lưởng của nhà cách mạng là lý tưởng của dân tộc, là sự nghiệp giải phóng giang san. Tổ quốc luôn được đặt hàng đầu, thì cuộc oán thù cũng chỉ là cỏn con mà thôi. 
  • Không sợ hiểm nguy, tấm lòng luôn hướng tới sự nghiệp giải phóng dân tộc đó là hùng tâm tráng trí của bậc danh nhân một lòng tận hiến với giang san tổ quốc.

b. Tinh thần yêu nước trong ” Đập đá ở Côn Lôn”

  • Giới thiệu về tác giả tác phẩm
  • Phan Châu Trinh là nhà hoạt động cứu nước sôi nổi đa dạng và cũng là một tác gia văn học.
  • Tác phẩm gắn với sự kiện năm 1908 khi ông bị khép tôi xúi giục nhân dân nổi loạn trng phong trào chống thuế ở Trung Ki và bị bắt đầy ra Côn Đảo đến tháng 6 năm 1910. Bài thơ được làm khi ông cùng các tù nhân bị bắt đi lao động khổ sai.
  • Tinh thần yêu nước thể hiện ý chí của kẻ ” Vá trời” đối với khó khăn trước mắt.

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắc son

Những kẻ vá trở khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con”

  • Đó là hình ảnh con người cao lớn, hiên ngang, hùng dũng chinh phục cả núi đá Côn Lôn. Những phong ba nơi đây không làm mất đi ở ông lòng yêu nước mà còn mài cho sắc son hơn bao giờ hết. 
  • Ông tự coi mình là ” kẻ vá trời” và sự nghiệp giang san trước mặt chẳng qua là vì lỡ bước. Ngay khi thoát khỏi “địa ngục trần gian” ông sẽ tiếp tục theo sự nghiệp cao cả với những gian nan lớn lớn lao hơn thì những khó khăn bây giờ có là gì, há cũng chỉ là việc con con.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề

Qua hai bài thơ ta thấy lòng yêu nước nồng nan của hai nhà hoạt động cách mạng lớn của dân tộc. Đó chính là điểm tựa vững chắc góp phần cổ vũ tinh thần nhân dân ta, giành lại độc lập sau này.

wikihoc-Kim Cương

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *