Dàn ý thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản chi tiết đầy đủ

Văn học là một phương tiện nghệ thuật đặc thù và độc đáo với nhiều hình thức, thể loại phong phú. Mỗi một thể loại văn học lại mang những nét đặc trưng và hiệu quả nghệ thuật riêng biệt. Nếu những câu truyện đưa người đọc đến với những tình tiết gay cấn, hồi hộp, thì những bài thơ đưa độc giả vào những rung động tinh tế của tâm hồn,… Trong đó, thể thơ thất ngôn bát cú là một trong những thể loại văn học độc đáo. Hãy cùng Wikihoc.com lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về thể thơ này nhé!

Các bài viết liên quan tới chủ đề thuyết minh về một thể loại văn học đơn giản đáng chú ý:

  • Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản lớp 8
  • Soạn bài Ôn tập phần văn học lớp 11
  • Soạn bài Văn bản văn học lớp 10
  • Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học lớp 10
Nền văn học Việt Nam là một nền văn học phong phú, đa dạng, qua từng thời kì, nó mang trong mình những nét đặc trưng riêng không trộn lẫn. Nếu như văn học dân gian đi sâu vào tâm hồn mỗi người con đất Việt bằng những câu ca dao, tục ngữ giản dị, chất phác; như văn chương thời chiến cứ mỗi khi vang lên, lại khơi dậy trong chúng ta rưng rưng những xúc cảm của một thời đại bi tráng, anh hùng thì văn học trung đại, đặc biệt là thơ ca lại mang trong mình một nét gì đó rất Đường thi. Bởi lẽ, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, mọi phương diện của đời sống, văn hoá nghệ thuật của chúng ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc. Nền văn học Việt Nam đã tiếp thu, học hỏi những thành tựu, tinh hoa của Trung Hoa, trong đó, phải kể đến thơ Đường. Thơ Đường có nhiều thể thơ, độc đáo bởi tính quy phạm chặt chẽ, điển hình như thơ thất ngôn bát cú. Để thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú, chúng ta hãy tìm hiểu về nguồn gốc, và những đặc điểm độc đáo của thể thơ này. Kiến thức trong một bài văn thuyết minh là vô cùng quan trọng, bởi vậy, các em hãy tìm hiểu chi tiết và chính xác, đồng thời vận dụng những hiểu biết của bản thân qua một số tác phẩm cùng thể loại đã được học để viết một bài thuyết minh khoa học và hấp dẫn nhé. Dưới đây là dàn bài chi tiết đầy đủ thuyết minh về thơ thất ngôn bát cú, hi vọng sẽ giúp đỡ các em trong quá trình học tập. Chúc các em thành công!

DÀN Ý CHI TIẾT HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 8 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ MỘT VĂN BẢN, MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC ĐƠN GIẢN – DÀN Ý THUYẾT MINH THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ

I. Mở bài:
  • Giới thiệu thể thơ thất ngôn bát cú
Tiếp thu những thành tựu, tinh hoa của văn học thế giới là một xu hướng tất yếu của bất cứ nền văn học nào. Nền văn học Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển, không chỉ kế thừa những truyền thống của cha ông ngàn đời mà còn khéo léo góp nhặt, học hỏi những tiến bộ của những nền văn học khác như thơ tượng trưng siêu thực Pháp hay thơ Đường của Trung Quốc. Trong đó, thể thơ thất ngôn bát cú là một trong những thể loại văn học được tiếp thu và đón nhận bởi rất nhiều thi nhân Việt.

II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:

  • Thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc
  • Vào đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ, trở thành thể thơ tiêu biểu của thơ Đường 
  • Nhắc đến những thi nhân nổi tiếng với thể thơ này, không thể không kể đến Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh, Thôi Hiệu,…
  • Sau này, khi phát triển ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở Việt Nam, đây được gọi là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, với các tác giả tiêu biểu như Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hồ Xuân Hương,…
2. Các quy tắc trong thơ thất ngôn bát cú:
a. Số lượng câu và từ:
  • Thất – 7, ngôn – tiếng, bát – 8, cú – câu
  • Một bài thơ có 8 câu
  • Trong mỗi câu thơ có 7 chữ
b. Bố cục: 
  • Thông thường, hầu hết các bài thơ thất ngôn bát cú được chia làm 4 phần:
  • Hai câu đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất được gọi là là câu phá đề (có tác dụng mở ý cho bài thơ), câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào nội dung của bài thơ)
  • Hai câu thực (câu 3 – 4) (hay còn gọi là cặp trạng): có nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của bài thơ
  • Hai câu luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý chính của bài thơ. 
  • Qua đó các câu 3, 4, 5, 6 thể hiện những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ
  • Hai câu kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài thơ, ở hai câu thơ này, những tư tưởng, tình cảm ở tầng sâu của người nghệ sĩ được bộc lộ một cách rõ ràng nhất
c. Vần thơ:
  • Vần thường được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
  • Ví dụ: Trong bài thơ ” Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, vần “a” được gieo ở các tiếng “tà”, “hoa”, “nhà”, “gia”, “ta”
  • d.Nhịp thơ: 
  • Có 2 cách ngắt nhịp thông thường: nhịp 2/2/3 và nhịp 4/3.
  • e. Niêm luật:
  • Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
  • Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản
f. Luật bằng trắc:
  • Thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc.
  • Sự kết hợp hài hoà giữa các thành bằng trắc tạo nên âm điệu giàu nhạc tính cho thơ thất ngôn bát cú Đường luật
3. Thi liệu, bút pháp
  • Thi liệu trong thơ thất ngôn bát cú là những hình ảnh gần gũi trong đời sống như cảnh thiên nhiên, nước non, hoạ cỏ,…
  • Ví dụ : “Bước tới đèo ngang bóng xế tà/Cỏ cây chèn đá lá chen hoa” (Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
  • Hình ảnh trong thơ thường mang tính ước lệ tượng trưng cao
  • Bút pháp thường thấy: chấm phá, lấy điểm tả diện, hoạ mây nảy trăng,…
  • Những đặc điểm này có sự tương đồng với một số thể thơ Đường khác như thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt,…
III. Kết bài:
  • Nhận xét chung về thể thơ :
Thơ thất ngôn bát cú là một trong những thể thơ tiêu biểu và đặc sắc, giữ một giá trị nhất định trong không chỉ nền thơ ca Trung Quốc mà trong cả nền văn học Việt Nam và có lẽ là nhiều quốc gia khác trên thế giới, không chỉ một thời mà cả nhiều thời.
Hằng Lê – Wikihoc.com

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *