Dàn ý cảm nhận bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ chi tiết đầy đủ

Trong chương trình văn học 8 tập hai, chúng ta được tiếp xúc với nhiều nhà văn, nhà thơ với những tác phẩm bất hủ. Trong đó, chúng ta sẽ được tiếp xúc với thế giới nghệ thuật thơ Thế Lữ, với bài thơ làm nên tên tuổi của ông ” Nhớ rừng”. Không chỉ thế bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ còn có những ý nghĩa rất sâu sắc để giáo dục con người đề cao sự tự do trong cuộc sống nhất là trong thời buổi hiện nay thì sự phụ thuộc hay chui mình trong 1 khoảng không gian nhỏ hẹp rất khó để phát triển mà các bạn cần phải mở rộng tự duy và tự thân vận động nhiều hơn để có nhiều cơ hội hơn. Hôm nay hãy cùng wikihoc chúng mình cảm nhận bài thơ này nhé.

Các bài viết liên quan tới chủ đề Dàn ý cảm nhận bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đáng chú ý:

  • Cảm nhận bài thơ “Nhớ rừng” lớp 8
  • Chuyển bài thơ “Bếp lửa” thành câu chuyện lớp 9
  • Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lớp 9
  • Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Các bạn thân mến, trong tiến trình văn học nước nhà, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử đều có những đổi mới rõ rệt. Đặc biệt trong nền thơ ca hiện đại. Thơ ca giai đoạn đầu thế kỉ XX có những bước chuyển vượt bậc. Không còn thấy những bài thơ đường luật gò bó, mà thay vào đó là những vần thơ mang hình thức kì lạ, đậm đà những “Cái tôi” rất riêng rất lạ. Thơ ca giờ đây mang màu áo mới, đã bắt kịp và hợp lưu với dòng sông văn học thế giới. Làm được điều ấy, vậy cũng phải nhắc đến Thế Lữ người đã cắm ngọn cờ thành công trong phong trào Thơ mới. Anh đến với làng thơ với bản ngã không của người nào, hồn thơ lãng mạn, giàu nhạc, giàu họa. Con người ấy đi cùng với những bài thơ để đời, chưa bao giờ nguôi sự hấp dẫn cho người đọc, và “Nhớ rừng” là một bài thơ như thế. Đề cảm nhận được bài thơ, tuyệt đối không phải là sự hời hợt, qua loa. Thưởng thức thơ cần đặt cái tâm vào con chữ, trước hết phải có một năng lực cảm thụ nhạy bén, tinh tế. Bây giờ hãy cùng wikihoc chúng mình khám phá nhé.

DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ ” NHỚ RỪNG” CỦA THẾ LỮ LỚP 8

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả và tác phẩm cần cảm nhận
  • Thế Lữ (1907-1989)  là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. Hồn thơ ông dồi dào, lãng mạn đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc trong đó có bài thơ “Nhớ rừng” đã góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.

II. Thân bài

a. Câu chú thích ở đầu

  • Ở đầu tác phẩm tác giả đã chú thích “Lời con hổ ở vườn bách thú”. Đây phải chăng là cách tránh gây hiểu lầm? giai đoạn đầu thế kỉ hai mươi nước ta đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống nhân dân khổ cực, lầm than, các văn nghệ sĩ cũng không thế tránh được sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Nền văn học bấy giờ bị chia thành hai loại là văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp( của những người làm cách mạng). Vì vậy tác giả đã mượn lời con hổ để nói hộ nỗi lòng mình. Đi suốt tác phẩm là những lời bộc bạch như thế.

b. Cảm nhận khổ đầu: Hoàn cảnh bị ngục tù giam hãm 

“Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia, ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Đề làm trò lạ mắt thú đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Và cặp báo chuồng bên vô tư lự”

  • Hai câu thơ đầu nhà thơ đã giới thiệu hoàn cảnh của con hổ. Đó là cuộc sống đang bị giam cầm, tù túng. Nó luôn ý thức mình là một bậc đế vương ngự trị trên ngai vàng, nên lòng nào tránh khỏi niềm u uất, cả một ” Khối căm hờn”. Nỗi đau ấy khó diễn  tả bằng lời, nó cứ nhân lên từng chút một. Một vị chúa tể giờ đây lại phải chịu kiếp sống “nhục nhằn tù hãm”, để trở thành “một trò lạ mắt thứ đồ chơi”, phải chịu ngang bầy với những loại tầm thường, dở hơi, vô tư lự. Đó chính là những bi kịch được đan xen trong tình uống với những đối lập
  • Viết bằng thể thơ tám chữ, được xem như là những cách tân mới trong thơ ca. Thơ ca đương thời không gò bó, mà linh hoạt bằng trắc, lời tâm sự càng dễ thấm dễ cảm.

c. Phân tích khổ 2 và khổ 3: Thơi quá khức oanh liệt 

  • Thất vọng trước thực tại, con hổ nhỡ về thời quá khứ r đầy huy hoàng đẹp đẽ
  • Đó là thuở tung hoành với khí thế lẫy lừng
  • Thuở tự do nó sánh cùng thiên nhiên với tiếng thét của một loài chúa tể
  • Thuở tự do nó bước chân đầy dõng dạc đường hoàng. Khí thế của loài mãnh hổ đầy uy phong, muôn loài không khỏi khiếp sợ mà nể phục
  • Bằng việc sử dụng biện pháp liệt kê tác giả đã khắc họa sinh động bức chân dung  của loai chúa tể
  • Là chúa tể của muôn loài, thiên nhiên của cuộc sống tự do thật đẹp đẽ lôi cuốn
  • Đó là cảnh đêm vàng bên bờ suối, những bình minh của những cây xanh và tiếng chim và những buổi chiều ” Lên láng máu sau rừng”. Nhà thơ sử dụng liên tiếp các động từ tinh vi ” Say mồi đứng uống” ,” lặng ngắm”, “Chiếm lấy”. Đại từ ” Ta” thế hiện một tư thế đường hoàng, oanh liêt. Nhưng hãy lặng lại xem. Ta là ” Uống ánh trăng tan” , ta đợi chết ” Mảnh mặt trời”, những kết hợp từ đầy mới mẻ không chỉ vẽ lên thiên nhiên vơi những mảng màu lãng mạn và còn thấy tài năng của Thế Lữ trong biệt tài sử dụng tiếng việt mà nhà phê bình Hoài Thanh đã không khỏi ngạc nhiên khi đọc:” Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng mệnh lệnh không thể cưỡng được”
  • Nhưng những câu thơ lại được đặt liên tiếp những dấu hỏi. Từ ” Đâu” gieo lên trong mỗi câu hỏi như thêm phần nhức nhỗi cho nỗi đau ấy. Đẹp đẽ thế nào đó cũng chỉ là một quá khứ xa xôi, trôi về cõi mơ trở về cõi thật niềm phẫn uất buộc phải cất nên lời than ” Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

d. Hai khổ cuối

  • Quá khứ đã dần tan, còn thực tại thì ngày càng rõ nét, tình cảnh éo le buộc nó phải cất nên nỗi niềm đầy phẫn uất. Nhưng rốt cuộc sự từ túng chẳng thể giam nổi niềm thiết tha với tự do. 
  • Rõ ràng hình ảnh con hổ là sự hóa thân của thi sĩ.  Thông qua đó ta thấy được khát khao giải phóng cái tôi cá nhân, cũng là niềm tâm sự nỗi đau trước cảnh dân tộc đang bị xiềng xích. Vỉ thế đằng sau đó ta còn thấy đậm đà tình yêu nước.

e. Đánh giá

  • Mượn lời con hổ bị nhốt trong rừng bách thú, Thế Lữ muốn diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do mạnh liệt và lòng yêu nước thâm kín.
  • Hình thức thơ mới mẻ, từ ngữ hình ảnh thơ sáng tạo, vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn

III. Kết bài

Bài thơ ” Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn nghệ thuật, cho thấy cái tâm và cái tài của nhà thơ. Với bài thơ, Thế Lữ xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới cũng như văn học nước nhà.

wikihoc.com-Kim Cương

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *