Giáo án bài Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) (Tiết 2) – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) (Tiết 2)

1. Kiến thức

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào.

+ Nắm được những đặc sắc NT của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ phù hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ năm chữ.

3. Thái độ

– Có thái độ học tập đúng đắn.

1. Giáo viên Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ?

3. Bài mới

4. Củng cố, luyện tập

Đọc diễn cảm một khổ thơ mà em thích nhất.

Tập bình ngắn khổ thơ.

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học thuộc ghi nhớ.

– Hoàn thiện bài tập.

– Soạn bài: ẩn dụ

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: đọc hiểu văn bản.

– Tâm tư của người chiến sĩ được thể hiện trong hai lần anh thức dậy.

– Trong lần thức dậy lần thứ nhất, tâm tư của anh được thể hiện qua những câu thơ nào?

– Biện pháp NT nào đã được sử dụng trong câu thơ:

   Bóng bác cao lồng lộng

   ấm hơn ngọn lửa hồng?

– Tác dụng của biện pháp NT đó?

– Các chi tiết miêu tả tâm tư của anh đội viên khi thức dậy lần đầu đã toát lên tình cảm nào của người chiến sĩ đối với Bác?

– Tâm tư của anh đội viên trong lần thức dậy thứ ba được diễn tả bằng các chi tiết thơ nào?

– Nhận xét của em về cách cấu tạo lời thơ sau:

   Mời Bác ngủ Bác ơi!

   Bác ơi! Mời Bác ngủ!

điều đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của người chiến sĩ?

– Em cảm nhận được gì từ lời thơ: Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác?

* GV: Bình: Đó là sức mạnh cảm hoá của tấm lòng HCM. Sự cao cả của Người đã nâng người khác thành cao cả…

– Trong những câu thơ miêu tả tâm tư của anh đội viên trong lần thức dậy thứ ba, có nhiều từ láy được sử dụng. Từ láy nào em cho là đặc sắc hơn cả? Vì sao?

– Các chi tiết thơ trên đều tập trung thể hiện tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ. Đó là tình cảm nào?

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Tìm hiểu chung:

2. Phân tích chi tiết.

a. Hình ảnh Bác Hồ:

b. Tâm tư của người chiến sĩ:

* Lần thức dậy thứ nhất:

– Tâm tư của anh được thể hiện qua những câu thơ:

   + Anh đội viên nhìn Bác

   Càng nhìn lại càng thương

   Người cha mái tốc bạc

   Đốt lửa cho anh nằm

   + Anh đội viên mơ màng

   Như nằm trong giấc mộng

   Bóng Bác cao lồng lộng

   ấm hơn ngọn lửa hồng

   + Anh nằm lo Bác ốm

   Lòng anh cứ bề bộn

   Vì Bác vẫn thức hoài.

– NT so sánh:

+ Gợi tả hình ảnh Bác vừa vĩ đại, vừa gần gũi.

+ Thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.

=> Tình cảm của anh đội viên: Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng yêu thương bộ đội của Bác Hồ.

* Lần thức dậy thứ ba:

– Tâm tư của anh đội viên được thể hiện qua các câu thơ:

+ Anh hốt hoảng giật mình

   + Anh vội vàng nằng nặc

   Mời bác ngủ Bác ơi!

   Trời sắp sáng mất rồi

   Bác ơi! Mời Bác ngủ!

– Đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ (Mời Bác ngủ Bác ơi!)

=> Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác, diễn tả tình cảm lo lắng chân thành của người đội viên đối với Bác.

   + Anh đội viên nhìn Bác

   Bác nhìn ngọn lửa hồng

   Lòng vui sướng mênh mông

   Anh thức luôn cùng Bác.

– Diễn tả niềm vui của anh bộ đội được thức cùng bác trong đêm Bác không ngủ. ở bên Bác, người chiến sĩ như được tiếp thêm niềm vui, sức sống.

– Từ “nằng nặc” có nghĩa là một mực xin cho kì được, vì diễn tả đúng tình cảm mộc mạc, chân thành của người chiến sĩ đối với Bác; Là từ thường dùng trong đời sống, rất ít gặp trong thơ, nhưng đã được tác giả sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nên có sức gợi cảm

=> Thương yêu, cảm phục, ngưỡng vọng.

Hoạt động 2:Tổng kết và luyện tập.

– Em cảm nhận nội dung ý nghĩa nào từ văn bản Đêm …

– Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ?

III. Tổng kết: SGK-Tr67

IV, Luyện tập:

1.Tại sao nhà thơ không tả, kể về lần thức giấc thứ hai của anh đội viên?

Có thể câu chuyện bị trùng lặp nhưng cũng có thể lần thứ hai thức dậy anh không nói gì…nghĩa là chẳng có gì đáng kể, tả.

2. Câu 2 – Phần luyện tập SGK

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *