Soạn bài Ý nghĩa văn chương đầy đủ lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Ý nghĩa văn chương đầy đủ lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7
  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động lớp 7

“Ý nghĩa văn chương”- Đây quả là một tiêu đề mang nhiều hứng thú cho người đọc nhất là đối với những bạn vốn có lòng yêu thích văn chương. Tên tiêu đề đã bật mí cho chúng ta thấy tinh thần của văn abrn này đó là về ý nghĩa của văn chương đối với một đối tượng nào đó. Đó có thể là con người, đời sống hay đối với nhà văn. Đây là một văn bản không dài nhưng lại để lại vô vàn những dư vang trong lòng của người đọc mọi thời đại bởi cách viết cũng nhưu những vấn đề nó đề cập đến. Là văn bản nghị luận, khi đọc ta thấy nó vô cùng mạch lạc, chặt chẽ nhưng lại không hề khô khan mà vô cùng mềm mại, uyển chuyển dễ thấm vào lòng người đọc, khiến cho văn bản mang sức thuyết phục tuyệt đối. Sau đây là bài Soạn Ý nghĩa văn chương lớp 7.

Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 7

I. Tìm hiểu chung về bài Ý nghĩa văn chương

1. Tác giả:

  • Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê)
  • Là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20.
  • Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

2. Tác phẩm

  • Văn bản trích trong “Bình luận văn chương”

Bố cục:

  • Phần 1 (từ đầu… muôn vật muôn loài): Nguồn gốc của thơ ca.
  • Phần 2 (Còn lại): Nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với con người.

II. Hướng dẫn Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 7

Câu 1 trang 62 SGK văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”

=> Khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha.

Câu 2 trang 62 SGK văn 7 tập 2

Hoài Thanh viết: “Văn chương là hình dung của sự sự sống muôn hình vạn trạng” nghĩa là:

  • Văn chương là tấm gương phản ánh đời sống với tất cả những vẻ đẹp và hình thái của nó
  • DC: Văn chương là thế giới thu nhỏ của đời sống, ở đó, ta tìm thấy tất cả những hình ảnh của đời sống khách quan như con người, thiên nhiên,…

“Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”:

  • Văn chương không chỉ khai thác những điều đã có ở hiện thực mà còn sáng tạo ra sự sống nội tại riêng của mình. Đến với văn chương là đến với một thế giới hoàn toàn mới lạ và độc đáo
  • DC: Văn chương không phải là chiếc máy ảnh sao chép đời sống, hiện thực mà nó phản ánh không đồng nhất với thế giới khác quan mà là sự sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nên ta sẽ bắt gặp đời sống trong văn chương nhưng không thể bắt gặp những điều ở văn chương trong đời sống.

Câu 3 trang 62 SGK văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là “gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm mà ta sẵn có”.

Câu 4 trang 62 SGK văn 7 tập 2

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận văn chương vì nội dung của văn bản là vấn đề về văn chương.

b) Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

Dẫn chứng: Đoạn đầu của văn bản: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”.

III. Luyện tập bài Ý nghĩa văn chương

Câu hỏi trang 63 SGK văn 7 tập 2

Giải thích câu nói: “Văn chương gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm mà ta sẵn có”.

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:

  • Khi đọc văn, ta sẽ được trải nghiệm và thấm thía những tình cảm mà ta chưa từng có trước đó, có khả năng khơi gợi những cảm xúc thầm kín sâu bên trong mỗi con người
  • Ví dụ: Đọc đoạn trích “Vượt thác”, tuy chưa một lần thử cảm giác ấy nhưng câu chữ trong bài cũng đủ làm cho ta cảm nhận được sự nguy hiểm của con thác dữ đồng thời có thể khơi dậy sự tò mò khám phá hoặc nỗi sợ sự nguy hiểm trong ta.

Văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có:

  • Khi đọc văn, những tình cảm mà ta sẵn có đang cháy âm ỉ trong ta bấy lâu bỗng chốc dâng trào và dần sâu đậm hơn trong tâm trí ta.
  • Ví dụ: Tình cảm yêu quê hương là tình cảm mà mỗi người đều có và khi đọc bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân, tình cảm ấy lại trở đi trở lại trong tâm trí ta khiến tình yêu quê hương lại càng sâu sắc thêm.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *