Soạn bài Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu lớp 7 hay nhất do Wikihoc biên soạn

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Cách làm bài lập luận giải thích lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích lớp 7

Đất nước ta giờ đây có thể dành được độc lập, sống một cuộc sống trong xã hội dân chủ không thể không nhắc đến công ơn to lớn của thế hệ đi trước đã dày công gây dựng cho ta một tương lai tốt đẹp. Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tuy đã qua nhưng mỗi khi nhắc về những sự kiện ấy, có bao nhiêu xót xa, ngậm ngùi thương tiếc cùng tự hào. Ta tự hào vì nước ta có những vị anh hùng, những chiến sĩ Cách mạng yêu nước, nhiệt thành với mảnh đất quê hương. Trong những người chiến sĩ đó, Phan Bội Châu là người anh hùng dân tộc đáng kính trọng. Bước vào chương trình văn học lớp 7,  chúng ta sẽ được tìm hiểu về Phan Bội Châu qua văn bản Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Những trò lố hay Varen và Phan bội Châu lớp 7 hay nhất do chúng tôi dày công biên soạn.

SOẠN BÀI NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VAREN VÀ PHAN BỘI CHÂU LỚP 7 HAY NHẤT

I. Tìm hiểu chung: 

1. Tác giả 

Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bút danh Nguyễn ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.

2. Tác phẩm

Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc  ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò – Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. 

3. Tóm tắt:
Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách tương phản nhau dựa trên tưởng tượng hư cấu) Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.

II. Soạn bài Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu và đọc hiểu văn bản

Câu 1 trang 94 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, chỉ là do tác giả tưởng tượng ra hoàn cảnh ấy để nhằm cổ động việc thả Phan Bội Châu

Câu 2 trang 94 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:

a, Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ quan tâm và chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b, Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa đầy dối trá nhằm mục đích trấn an công luận, đối phó với lực lượng nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi trả tự so cho Phan Bội Châu
Tác giả đã sử dụng cách châm biếm nhằm mục đích lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren.  Hắn hứa một cách “nửa chính thức”, tức là hứa không có một chút đáng tin, căn bản chỉ là một lời hứa xuông. Tiếp theo HCM viết: “giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi …” như vậy tức HCM muốn cho nhân dân Việt nhận rõ bộ mặt thật của những tên tay sai Thực Dân chỉ lăm le cướp nước, vơ vét của cải.

Câu 3 trang 94 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2.

a, Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản:
Va-ren là một viên toàn quyền Đông Dương, một kẻ bất nhân nhưng lại đại diện cho giai cấp thống trị
Phan Bội Châu là người chiến sĩ cách mạng yêu nước nhưng đang khoác trên mình áo người tù
=> Sử dụng số lượng lớn các từ ngữ để khắc họa nhân vật nhằm lột tả hết bản chất.

b, Trong cuộc đối thoại mang tính hư cấu của tác giả, diễn ra dường như chỉ mình Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì giữ im lặng. 
=>ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng dụ dỗ, che mắt bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng cách mạng, hợp tác với chúng.

c, Từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông coi như  Va-ren không hề xuất hiện trước mặt.
=> Sự im lặng ấy của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, bản lĩnh kiên cường của người tù Cộng Sản.

Câu 4 trang 94 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2 

Ý nghĩa của bài văn sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình luận vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Nếu chỉ dừng ở câu văn “.. chỉ vì Phan Bội Châu không hiểu Varen cũng như Varen không hiểu Phan Bội Châu” thì không sao nhưng có thêm phần kết với sự xuất hiện và lời quả quyết của anh lính dõng An Nam khiến cho văn bản tăng thêm tình khách quan, từ lời nói của anh lính dõng thì phẩm chất của Phan Bội Châu càng được khẳng định và sự xấu xa cùng bộ mặt đểu cáng của Varen càng được phơi bày. Tức phần kết được thêm vào không hề thừa thãi mà ngược lại làm tăng thêm tình khách quan cho tác phẩm.

Câu 5 trang 95 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Những lời nói của Nhân Chứng thứ 2 được bổ sung nhằm diễn tả sâu sắc hơn sự khinh bỉ miệt thị mà Phan Bội Châu đối với Varen

Câu 6 trang 95 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Tính cách Varen: Gian trá, xảo quyệt, lòng dạ thâm sâu, là một tên Toàn Quyền tham lam và nông cạn
Tính cách của Phan Bội Châu: dũng cảm, kiên cường bất khuất xứng đáng là một bậc anh hùng, đấng xả thân vì độc lập.

III.  Luyện Tập

Câu 1 trang 95 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2.
Trong văn bản tuy không nói đến thái độ của Phan Bội Châu nhưng chúng ta có thể nhận rõ thái độ khinh bỉ, miệt thụ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Sự im lặng từ đầu đến cuối cùng nụ cười lạnh nhạt đã chứng minh đều đó

Câu 2 trang 95 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là có ý vạch trần những hành động lố bịch và bộ mặt thật xấu xa và giả dối của Varen.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập(tiếp theo) lớp 7
  • Soạn bài Ca Huế trên sông Hương lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *