Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) lớp 7

Hướng dẫn Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) lớp 7 tại wiki.hoc hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu lớp 7
  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh lớp 7

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện,… Bài học trước chúng ta đã được học điều này. Mặc dù trạng ngữ chỉ là thành phần phụ trong câu nhưng khi thêm trạng ngữ vào câu, câu văn sẽ trở nên mượt mà hơn, dễ hiểu hơn, cụ thể hơn. Ở bài học tiếp, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về cách thêm trạng ngữ cho câu. Đây quả thực không phải điều đơn giản. Bài học này vừa cung cấp cho ta lý thuyết mới, vừa giúp chúng ta có cơ hội thực hành thành thạo cách thêm trạng ngữ cho câu. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)”

SOẠN BÀI THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU ( TIẾP THEO) LỚP 7

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Câu 1/45 sgk văn 7 tập 2

 Ta không nên lược bỏ vì:

+ Các trạng ngữ a,b,d bổ sung ý nghĩa về thời gian, không gian giúp nội dung miêu tả chính xác hơn.

+ Các trạng ngữ còn có tác dụng liên kết ( a,b,c,d,e)

2. Câu 2/46 sgk văn 7 tập 2

Trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn nghị luận theo trình tự thời gian, không gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả.

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu 1/ 46 sgk văn 7 tập 2

Trạng ngữ: và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó -> đã được tách ra thành câu riêng.

2. Câu 2/ 46 sgk văn 7 tập 2

 Tác dụng:  Nhấn mạnh ý, chuyển ý, thể hiện cảm xúc

III. Luyện tập Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

1. Câu 1/47 sgk văn 7 tập 2

a.  Ở loại bài thứ nhất

      Ở loại bài thứ hai

-> trạng ngữ chỉ trình tự lập luận

b.   Đã bao lần

 Lần đầu chập chững bước đi

  Lần đầu tiên tập bơi

  Lần đầu chơi bóng bàn

  Lúc còn học phổ thông

Về môn hoá

-> trạng ngữ chỉ trình tự lập luận

2. Câu 2/47 sgk văn 7 tập 2

Câu a: trạng ngữ được tách: Năm 72

-> tác dụng nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật

Câu b: trạng ngữ được tách “ trong lúc… bồn chồn”

-> nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *