Soạn bài Thành ngữ lớp 7 đầy đủ hay nhất

hướng dẫn Soạn bài Thành ngữ lớp 7 tại wikihoc.com đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo tốt hơn cho việc học.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản biểu cảm lớp 7
  • Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng lớp 7

Trong cuộc sống hàng ngày giao tiếp chúng ta không khó để bắt gặp một câu thành ngữ. Thành ngữ dường như trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày vì vậy mà thiếu đi thành ngữ là ta thiếu đi một cách để bày tỏ quan điểm, để có thể dùng cách nói cong vào trogn văn học sao cho hay nhất. Do đó ta cần có ý thức tìm hiểu và nắm vững bản chất của thành ngữ để từ đó có thể áp dụng một cách triệt để và hợp lí nhất trong quá trình học tập bộ môn  ngữ văn hay trong cả đời sống thường ngày. Trong chương trình ngữ văn 7 tập 1 lần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thành ngữ. Dưới đây mình sẽ hướng dấn các bạn soạn bài Thành ngữ.

SOẠN BÀI THÀNH NGỮ.

I. Thế nào là thành ngữ?

Câu 1 trang 143 SGK ngữ văn 7 tập 1:

a) cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có cấu tạo gồm 4 từ. ta không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm từ này và cũng không thể chêm xen thêm một từ nào khác, cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ. Vì cụm từ đã có cấu tạo cố định, các từ tạo nên chúng đã liên kết thành một khối hoàn chỉnh, nếu thay đổi nó sẽ mất đi sự hoàn chỉnh, hợp nhất.

b) kết luận về cụm từ:

  • · Có cấu tạo cố định
  • · Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Câu 2 trang 143 SGK ngữ văn 7 tập 1:

a) ý nghĩa cụm từ:

  • · Nghĩa đen: lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau; thác – ghềnh: sự khó khăn nguy hiểm
  • · Nghĩa bóng: vượt qua những nơi nhiều gian nan, thử thách

b) ý nghĩa “nhanh như chớp”: rất nhanh ta chưa kịp nhàn đã biến mất

nói “nhanh như chớp: hàm ý so sánh sự việc hành động diễn ra quá nhanh khiến ta bất ngờ.

II. Sử dụng thành ngữ

Câu 1 trang 144 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Xác định vai trò thành ngữ

  •  Bảy nổi ba chìm -> vai trò làm vị ngữ câu
  • Tắt lửa tối đèn -> làm bổ ngữ cho động từ “phòng”

Câu 2 trang 144 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Cái hay của hai câu thành ngữ trên

  •  Ngắn gọn, hàm súc
  •  Tính tượng hình cao gợi ta nhiều ấn tượng sinh động

III. Luyện tập bài thành ngữ

Câu 1 trang 145 SGK ngữ văn 7 tập 1:

a) các thành ngữ: sơn hào hải vị. nem công chả phượng -> để chỉ những món ăn quý hiếm

b) các thành ngữ: khỏe như voi -> sức khỏe phi thường; Tứ cố vô thân -> không có bà ocn họ hàng, rất đơn độc, không nơi nương tự

c) các thành ngữ: da mồi tóc sương -> con người thay đổi nhan sắc hình sáng trở nên già nua

Câu 2 trang 145 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Xem lại “con rồng cháu tiên”, “ếch ngồi đáy giếng”, “thầy bói xem voi”

Câu 3 trang 145 SGK ngữ văn 7 tập 1:

điền thêm yếu tố vào thành ngữ

  •  Lời ăn tiếng nói
  •  Một nắng hai sương
  •  Ngày lành tháng tốt
  •  No cơm ấm áo
  •  Bách chiến bách thắng
  •  Sinh cơ lập nghiệp

Câu 4 trang 145 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Sưu tầm thành ngữ

  •  Chó cắn áo rách: đã nghòe khổ lại còn gặp thêm nạn
  •  Ruột nóng như cào: rất sốt ruột, bồn chồn, không yên lòng
  •  Chuột sa trĩnh gạo: may mắn quá mức
  •  Ruột để ngoài da: ẩu đoảng, hay quên

 

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7
  • Soạn bài Tiếng gà trưa lớp 7

Similar Posts

63 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *